Văn mẫu lớp 8: Lão hạc bán chó

0

Thông thường, cách đây ngày một ngày hai lão Hạc thường ghé nhà ông giáo chơi. Trong xóm, lão ít quan hệ với mọi người. Vì thế cũng ít ai nghĩ rằng có một lão Hạc ở trên đời. Lão đang sông trong căn nhà hoang giữa một khu vườn mấy sào um tùm cây dại.

Hôm â’y là buổi chiều. Lão Hạc hình như là mới bệnh dậy. Bóng lão liêu xiêu, chập choạng chui qua ngõ vườn đến chơi với ông giáo.

Lão rón rén bước vào nhà như thằng ăn trộm. Ông giáo khẽ reo lên:

– Ôi! Cụ! Mấy hôm nay đi đâu mà không thấy ghé nhà cháu chơi! Mời cụ ngồi. Để cháu vào đun ấm nước. Vừa có người bạn gửi cho một kí trà Bắc Thái, cụ ngồi đây chúng ta cùng thưởng thức đặc sản…

Lão Hạc cười ngượng nghịu, lóng ngóng ngồi xuống mé chiếu phải, hai bàn tay xương xẩu, đen như đan vào nhau, vo tròn vặn vẹo…

Ông giáo vừa châm xong ấm trà đặc vừa nhìn lão Hạc, cười cởi mở:

– Có mâ’y khi cụ và cháu được chút ít thảnh thơi mà ngồi uống trà. Cụ cứ ngồi đây. Có điều kiện để chúng ta nhàn hạ thì không dại gì mà không chớp lấy thời cơ. À, cụ cứ tự nhiên rót trà nhé. Cháu xuông bếp đun nốt mấy củ khoai mời cụ. Khoai bở, ngọt và bùi lắm…

Lão Hạc níu lây tay áo chủ nhà:

– Thôi ông giáo à, cứ ngồi đây, đợi lúc khác. Bây giờ tôi rất bận.

– Kìa cụ, mấy hôm nay không thấy cụ, cháu thây lo lo định đến thăm. Thấy cụ sang chơi, làm gì mà phải khách khí. Chúng ta là bạn thuốc lào cả mà.

Ông giáo lấy điếu cày, vo tròn một cục lớn bỏ vào nỏ điếu, châm thuốc mời. Lão Hạc run run đón lây. Lão rít liền một hơi sòng sọc. Rồi lão ho. Lão ho rũ rượi, ông giáo phải ôm lấy vai lão mà lắc:

– Có sao không hả cụ? Hôm nay cụ yếu trong người hay sao mà không trị nổi cái anh thuốc lào hảo hạng của cháu? Cụ uống chén trà cho bớt ho đi.

Nhấm nháp xong chén trà, lão Hạc nhìn ông giáo liu riu, cười gượng:

– Này ông giáo ạ! Tôi muôn nhờ ông chút việc…

– Dạ, không đám. Cháu sẵn sàng giúp cụ nếu như khả năng của cháu cho phép.

– Ông giáo ạ, cậu Vàng đi rồi!

– Đi là thế nào? Tại sao vậy? Ai bắt cắp con chó nhà cụ rồi à?

– Không, ông giáo ơi! Già từng tuổi rồi tôi còn đi lừa một con chó…

Lão Hạc hu hu bưng mặt khóc. Những giọt nước mắt to tướng chảy qua kẽ tay, ướt nhoèn nhoẹt trên khuôn mặt nhăn nheo, rúm ráo của lão.

– Trời ơi! Cậu Vàng ơi là cậu Vàng ơi! Nếu bây giờ cậu được hóa kiếp rồi thì cậu đừng trách thằng già này. Cậu phải đi trước để già này thanh thản đi sau. Thực ra cả cậu và ông đây không thể sống nổi trên đời này được nữa…

– Ông giáo à, thóc gạo ngày một đắt đỏ. Vườn tược của thằng cháu nhà tôi, thu hoạch chẳng còn được bao nhiêu sau cơn bão tháng tám năm trước. Tôi biết làm gì đây để nuôi cậu Vàng? Cái giống chó mà nó khôn đáo để. Mây ngày tôi ốm không ãn uống, không kiếm được cho cu cậu con ốc, con cua. Vậy mà, nó ra vườn bắt con kì nhông, con chuột, con nhái cải thiện. Nó cứ lè lưỡi mà liếm hoài vào chân tôi, sợ tôi “đi”.

Bây giờ thì cậu đã đi rồi. Cậu Vàng ơi!

Lão Hạc ngước mắt, chắp tay lại, nhìn vào một điểm xa xôi nào đó như cầu khẩn, như ăn năn.

– Õng trời có mắt thì hãy trừng phạt lão già này. Ông giáo à! Cậu Vàng dường như linh tính cái ngày tận số của nó. Khi thằng Mục và thằng Xiên cầm còng đến. Nó cảm thấy sự chẳng lành. Nó sủa dữ dội. Nó như muôn nhảy chồm lên chỗ tôi ngồi. Có lẽ cu cậu cứ tưởng tôi bênh vực, tôi bảo vệ. Có tôi cu cậu cũng vững tâm. Vi thế mà khi tôi lôi cu cậu ra, cậu ngoan ngoãn nghe theo, không hề phòng bị. Khi cái còng sắt siết chặt vào cổ cu cậu mới giãỹ giụa tru lên tuyệt vọng. Cậu Vàng bị trói bốn chân giật ra phía sau, bọt mép sùi ra thành cục. Cậu cứ nhìn vào tôi như cầu cứu, như van xin, như không hiểu.

Đến lúc người ta khiêng cu cậu đi thì cậu mới biết đã bán cho người ta làm thịt. Trời ơi! Hiểu được điều ấy, cu cậu không giãy giụa, không cầu cứu, cũr.g chẳng phải phản ứng gì nữa. Cậu Vàng trơ như một khúc củi để người ta đưa đi

Tôi hiểu rằng, giông chó nó khôn lắm. Nó không thèm nhìn mặt tôi, nó cạch mặt tôi. Cứ một “cậu” hai “cậu” một “ông” hai “ông” thế mà “ông” bán “cậu” lúc nào không hay! Chao ôi! Chỉ vì mây đồng bạc mà tôi có được tha cho cái tội tày trời là phản bội con vật gắn bó với mình như máu thịt không?

Bàn tay xương xẩu của lão Hạc lẩy bẩy nắm bàn tay ông giáo như cầu cứu:

– Có hay không? Tôi có được tha tôi không? Cậu Vàng liệu có thể tha tội cho tôi không?

Ông giáo dắt lão Hạc ngồi xuống chiếc ghế mây, rót tiếp chén trà đưa cho lão:

– Cụ uống chút nước đã. Cụ hãy đợi cháu nấu nồi khoai để ăn mừng cho cậu Vàng. Cụ ạ, mình thương cậu Vàng nên mới nghĩ như vậy thôi. Thực ra cậu sống như vậy với cái tuổi của chó là đã quá nhiều rồi. Dù được gọi bằng “cậu”, được cụ nâng niu tắm rửa và ăn trong chén kiểu thì chó vẫn là… chó. Hãy cho cậu ta về với thế giới bên kia để “hóa kiếp” chứ. Biết đâu sang bên kia con chó nhà cụ lại chẳng đầu thai thành kiếp người. Nó khôn như người mà lại.

Khuôn mặt nhăn nheo như chiếc đèn xếp của lão Hạc bỗng dãn nở hẳn ra. Nhưng rồi xếp lại bất ngờ. Lão tư lự:

– Ừ, thì nó được làm người. Nhưng làm người như tôi thì thà làm kiếp chó còn hớn! cầu sao cho cậu Vàng sau này trở về làm kiếp chó nhưng đừng sông với cái lão già phản phúc này.

– Thôi đi cụ, đừng quá suy nghĩ về một con chó, về chuyện không đâu. Con chó chết thì cũng như vỏ cây trong vườn cụ mục nát ấy mà. Đừng bận tâm tới nữa. Cụ đồng ý với cháu là ngồi đây để uống nước trà và ăn khoai lang với cháu. Đời đáng chán nhưng có lúc mình phải sống sung sướng chứ!

– Thôi đi ông giáo à. Chuyện khoai lang để lúc khác. Tôi sang đây nhờ ông giáo chút việc. Mong ông nhận giúp đỡ cho thì sau này có chết dưới suối vàng tôi cũng “cắn cơm cắn cỏ” biết ơn ông giáo.

Khuôn mặt lão Hạc đanh lại. Trong ngôi nhà chạng vạng tối, lão Hạc như một pho tượng đồng đen đúc khôi. Lão lần ruột tượng lấy ra một gói rồi cầm lây bàn tay ông giáo:

– Đây là số tiền mà tôi tích góp được. Cả việc bán cậu Vàng vừa rồi năm đồng bạc với hai lăm đồng vị chi là ba chục. Tôi gửi ông giáo để… phòng khi tôi đột ngột ra đi. ông giúp tôi ma chay khỏi phiền đến bà con láng giềng. Người ta giúp công ai nỡ đòi người ta giúp tiền giúp bạc.

– Kìa cụ. Hôm nay cụ lẩn thẩn mất rồi. Cụ còn khỏe chán. Chúng ta còn sống đến ngày đón thế giới đại đồng. Con cụ sẽ trở về đuề huề với một nàng dâu hiền với đàn cháu ngoan cho cụ toại nguyện đã chứ.

– Ổng giáo à, đèn tàn trước gió biết tắt lúc nào. Ông giáo cứ cầm lấy cho lão yên tâm cái đã. 

Leave a comment