Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: Chị tôi
Gia đình tôi có hai nàng công chúa – là tôi và chị Phương, nhưng đôi lúc tôi cứ nghĩ mình là con một, vì chị đâu có ở nhà. Khi tôi vừa vào lớp Một, bắt đầu hiểu biết hơn thì chị đã được bác tôi đưa lên thành phố học tại một trường rất danh tiếng. Kí ức non nớt của tôi chỉ kịp ghi lại một khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt to đen lay láy, ngân ngấn khi ôm tôi vào lòng trước lúc đi xa. Từ đó, chị bắt đầu học rất giỏi. Thành tích của chị ngày càng dài hơn qua mỗi năm học trên nhiều lĩnh vực khác nhau: học tập, thể thao, hoạt động Đoàn — Đội… Điều đó khiến gia đình tôi vô cùng hãnh diện và tự hào. Tâ’t cả hình ảnh, bài báo nói về chị đều được tôi hí hửng mang lên khoe với lũ bạn cùng lớp. Chúng nó hết lời xuýt xoa, khen ngợi chị, làm tôi sung sướng phồng cả mũi. Nhưng khi bọn bạn bảo tôi kể về chị thì tôi lại chẳng nói được câu nào. Bô’ mẹ sợ tôi ốm yếu, không chịu được đường xa nên không cho tôi đi thăm chị. Kết quả là đã bảy năm rồi tôi chỉ thấy chị qua hình ảnh mà thôi. Đó là một cô thiếu nữ tròn trịa nhưng cứng cáp, khỏe mạnh, da màu bánh mật, mắt đeo kính cận và miệng có hai lúm đồng tiền rất duyên dáng. Bất ngờ năm nay chị về nhà nghĩ hè sau khi có kết quả đỗ thủ khoa kì thi tuyển sinh vào Trường Đại học Kinh tế. Khỏi nói cũng biết tôi vui như thế nào. Tôi cứ hỏi mẹ về chị liên tục. Tôi cố hình dung xem chị dễ thương gần gũi lại hay lạnh lùng và khó gần như những người thành phố mà tôi đã gặp. Đêm nào tôi cũng trằn trọc, nôn nao để gặp chị. Cuối cùng thì ngày đó cũng đến, chị xuất hiện giản dị trong chiếc áo pull quần jean, tay khệ nệ xách bao nhiêu là thứ. Vừa gặp tôi, chị đã kêu toáng lên:
– Bé út của chị đã lớn thế này ư?
Sau đó chị bắt đầu hỏi han tôi đủ mọi thứ, rất thân tình. Thỉnh thoảng chị còn pha trò khiến nhà vui vẻ hẳn và tôi cũng mất đi sự dè dặt ban đầu. Tôi kể cho chị nghe rất nhiều thứ.
Ớ với chị vài hôm, tôi mới biết chị không nghiêm nghị và ngăn nắp chút nào. Đồ đạc chị quen lung tung giống hệt như tôi. Đã vậy, chị còn mở nhạc ầm ĩ lôi cả tôi vào nhảy theo nhịp điệu sôi động. Nhìn thần hình mập mạp của chị lắc lư trên sàn nhà, tôi chợt thấy chị đáng yêu quá đi mất! Chị còn đòi học nấu ăn nữa, bàn tay quen cầm bút và cầm vợt cầu lông của chị chợt lóng nga lóng ngóng khi lặt rau, xắt thịt. Mà đâu chỉ có thế, nó còn bị hỏng khi chị bắc nồi canh xuông bằng tay không nữa, thật tội nghiệp!
Dù chơi với chị rất vui nhưng tôi vẫn dành thời gian học ôn cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Thấy tôi cứ loay hoay mãi để học cho hết tất cả, chị góp ý ngay:
– Học ôn đừng nên ôm dồn tất cả vào đầu. Não chúng ta như một cái tủ vậy, nếu cái gì cũng nhét vào đấy, nói là giữ hết cho khỏi mất công nhưng thật sự là lẫn lộn lung tung cả lên. út phải biết bỏ cái thừa, chỉ giữ lại cái trọng tâm thì sẽ dễ dàng. À, út còn phải làm nhiều bài tập nữa, nhưng đừng bao giờ chỉ đi theo con đường mòn có sẵn mà phải sáng tạo…
Tôi ngạc nhiên về cách học của chị, nhưng vẫn thử xem sao. Thật không ngờ, tôi giải quyết cả một cách nhanh chóng mà chẳng thấy khó khăn gì. Tuy vậy, càng đến gần ngày thi, tôi càng lo lắng và căng thẳng.
Vậy mà chị còn rủ tôi đi thả diều nữa, đành phải miễn cưỡng đi theo thôi! Nhưng khi được đứng giữa bầu trời cao xanh, gió thổi lồng lộng, dưới chân là cánh đồng cỏ may, tôi chợt thấy lòng thanh thản, nhẹ bỗng như muôn bay theo cánh diều trên kia.
Đến ngày thông báo kết quả, tôi thật cảm động khi chị xung phong hì hục chở tôi lên huyện, cách nhà rất xa, không những vậy, chị còn lật đật chen vào đám đông xem giúp tôi, mặc cho những giọt mồ hôi đua nhau chảy
trên tóc, trên mặt, trên lưng chị. Đang mãi suy nghĩ thì chị tôi chạy ra, ôm chầm lấy tôi, xoay xoay mấy vòng, hét to dần phấn khích:
– Út ơi! Hạng Nhất! út được hạng Nhất đấy!
Hai chị em cùng cười rất tươi gương mặt chị rạng ngời niềm hạnh phúc. Tôi cũng vui lắm, nhưng sao khóe mắt cứ cay cay. Tôi thầm trách: “Ông trời ơi, sao ông cho con gặp chị con ít thế! Lúc còn bé, con chưa hiểu tại sao phải có chị nhưng bây giờ con đã biết vì con rất yêu chị. Vậy mà chị còn lại sắp rời xa con bôn năm đằng đẵng nữa”. Thế là tôi khóc nấc lên, khẽ nói:
– Chị ở lại với em đi! Em thương chị nhất mà!
Mắt chị nhòe nước, giông hệt như đôi mắt của cô bé lớp Năm ngày nào khi ôm tôi vào lòng, nghẹn ngào chị bảo:
– Chị học bốn năm nữa sẽ về đây luôn với nhà mình. Chị sẽ không đi nữa vì chị cũng thương út lắm!