Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào

0

Giữa dòng chảy của cuộc đời, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính”.

Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì xã hội nào cũng đều tồn tại những cái xấu, cái tiêu cực. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được. Thông điệp mà ý kiến trên gửi tới chúng ta là con người phải luôn luôn đề phòng sự thâm nhập của thói xấu, không dung túng cho thói xấu. Phải có bản lĩnh, tỉnh táo để chống lại sự lây lan của thói xấu. Không để thói xấu chế ngự mình.

“Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường” vì con người ta sinh ra vốn. trong sáng, thánh thiện, những thói xấu đến với ta một cách vô tình, bất ngờ và con người có thể không để ý đến nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu như ma túy, trộm cắp, nghiện ngập. Nhưng nếu sống không tỉnh táo và bản lĩnh mà tiếp xúc với thói xấu thì sẽ ngày càng lún sâu, sa ngã. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện thì khó mà hình dung được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ “người khách lạ” nguy hiểm đó và từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành “người bạn thân”. Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc, con người sẽ chịu sự tác động của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Một khi thói xấu đã trở thành “bạn thân” thì con người sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó và dần dần sẽ bị tha hóa. Nhưng đó chưa phải là việc nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc cái xấu ngự trị trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng và nhanh chóng đến không ngờ. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác oai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ cho cái xấu, làm những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người lúc này sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự bởi thói xấu đã “trở thành ông chủ khó tính”.

Từ người khách qua đường tới người bạn thân và cuốỉ cùng là ông chủ khó tính, đó là quá trình cái xấu xâm nhập, chiếm lĩnh và sai khiến con người. Đó là điều tưởng như không thể mà lại là có thể, tưởng là khó mà lại là dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ,… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma. Ban đầu nó đội lốt người khách qua đường để thực hiện ý đồ của mình. Sau đó nó xâm nhập và sai khiến con người, biến con người trở thành công cụ thực hiện những việc làm trái với đạo lí và pháp luật.

Ta có thể đưa ra rất nhiều ví dụ mà ta bắt gặp ngay trong cuộc sống. Một sinh viên đại học có tương lai tươi sáng, có tất cả các điều kiện để trở thành một công dân tốt nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma túy, nghiện ngập. Ban đầu chỉ nghĩ đơn giãn là “thử cho biết” nhưng càng ngày càng sa đà và dẫn đến nghiện ngập, sức khỏe sa sút, bỏ bê việc học. Lúc đầu thì lừa dối cha mẹ để có tiền mua ma túy, sau đó thì trở thành kẻ trộm cắp, luôn có những mưu toan để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng có những câu thể hiện sự tác dộng của hoàn cảnh tới nhân cách con người: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “Ớ bầu thì tròn ở ống thì dài”… Tất cả đều nói lên sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái xấu như một thứ vi rút có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học sâu sắc: phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người có đủ tỉnh táo và bản lĩnh để nhận diện và chông lại nó hay không ?. Hãy để cái xấu mãi mãi là “người khách qua đường”, đừng để nó trở thành “bạn thân” rồi thành “ông chủ khó tính” chi phối cuộc đời ta.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị cái xấu xâm chiếm, ngự trị. Ổng cha ta từng ca ngợi những con người bản lĩnh “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Để chiến thắng hoàn cảnh, con người cần có tri thức, lập trường, nghị lực. Để có đủ bản lĩnh phòng chông sự cám dỗ, thâm nhập của thói xấu, chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện. Học tập để có hiểu biết, có tri thức, biết phân biệt cái xâu, cái tốt. Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tác phong để có đức tính tốt, có khả năng “miễn dịch” với thói xấu.

Phấn đấu trong học tập và công tác, cố gắng tự hoàn thiện nhân cách bản thân, cảnh giác với thói xấu là ý nghĩa mà câu nói trên gửi tới chúng ta. Xã hội càng phát triển, thói hư tật xấu càng xuất hiện nhiều đòi hỏi con người càng phải có bản lĩnh để đối mặt với nó. “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính” là một sự cảnh báo, một lời khuyên sâu sắc cho mỗi chúng ta.

Leave a comment