Soạn bài: Các thành phần biệt lập ngữ văn 9 (tiếp theo)

0

I. Thành phần gọi- đáp

1. Từ dùng để gọi “này” dùng để gọi, từ “thưa ông” dùng để đáp

2. Những từ ngữ trên dùng để gọi hoặc đáp không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

3. Từ ngữ “này” dùng để tạo lập cuộc thoại; từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại.

II. Thành phần phụ chú

1. Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu trên không thay đổi, vì các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào bổ sung ý nghĩa

2. Cụm từ in đậm “và cũng là đứa con duy nhất của anh” chú thích cho cụm từ “đứa con gái đầu lòng của anh

3. cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” bổ sung ý nghĩa cho cụm C-V (lão không hiểu tôi)

Luyện tập

Bài 1 (trang 32 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Thành phần gọi đáp này (gọi), vâng (đáp) thể hiện mối quan hệ giữa người gọi và người đáp là mối quan hệ trên- dưới thân mật

Bài 2 (trang 32 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Thành phần gọi đáp: bầu ơi. Đây chỉ là lời gọi hướng tới mọi người nói chung (bầu, bí, giàn – ẩn dụ chỉ những người cùng trong một nước, có quan hệ gắn bó)

Bài 3 (trang 33 sgk ngữ văn 9 tập 2)

a, Kể cả anh– bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới

b, Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – làm sáng tỏ thêm cho cụm từ “Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này

c, Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới bổ sung ý nghĩa, làm sáng rõ cho từ lớp trẻ.

d, Có ai ngờ bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói

Thương thương quá đi thôi – bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật “cô bé nhà bên

Bài 4 (trang 33 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Thành phần phụ chú liên quan tới những từ ngữ, cụm từ ngữ trước đó:

a, mọi người

b, những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này

c, lớp trẻ

d, Cô bé nhà bên

Mắt đen tròn

Bài 5 (Trang 33 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Đất nước đang trong thời kì hội nhập, như bước vào một thế kỉ mới, thời kì hội nhập kinh tế thế giới, vì vậy thanh niên là lực lượng nòng cốt cần xung phong đi trước, vững vàng . Hành trang chính là kĩ năng, tri thức, trình độ, phẩm chất – yếu tố cần thiết- để tự tin bước vào thời kì hội nhập với cường độ lao động cao hơn. Chỉ có chuẩn bị kĩ càng hành trang bước vào hội nhập chúng ta mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, tụt hậu để sánh vai với càng cường quốc lớn.

Leave a comment