Soạn bài: Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì 2
Bài 1 (trang 109 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Khởi ngữ | Thành phần biệt lập | |||
Tình thái | Cảm thán | Gọi – đáp | Phụ chú | |
Xây cái lăng ấy | Dường như | Vất vả quá | Thưa ông | Những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta vậy. |
Bài 2 (trang 109 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Một trong những tác phẩm xuất sắc giàu triết lí của nhà văn Nguyễn Minh Châu là Bến quê. Dường như tác phẩm này mang lại cho người đọc nhiều những trải nghiệm về sự suy ngẫm những điều vốn nhỏ bé bình dị trong cuộc đời. Về cốt truyện, “Bến quê” xây dựng nhiều nghịch lý, nhiều sự suy tưởng, ngẫm nghĩ thông qua nhân vật Nhĩ, người đi khắp mọi nơi trên thế giới những ngày cuối đời gắn với giường bệnh. Chính trong khoảng thời gian này, anh phát hiện ra vẻ đẹp bình dị, quyến rũ của vùng đất bên kia sông Hồng, anh cảm nhận hết được tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật. Đọc Bến quê, dư vị của tình người của sự chiêm nghiệm vẫn thôi thúc người đọc mãi.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Bài 1 (trang 110 sgk ngữ văn 9 tập 2)
a, Nhưng, Nhưng rồi, và là phép nối
b, Cô bé, nó: phép thế
c, Thế: là phép thế
Bài 2 (trang 110 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Phép liên kết | ||||
Lặp từ ngữ | Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng | Thế | Nối | |
Từ ngữ tương ứng | Nó, thế | Nhưng, nhưng rồi, và |
Bài 3 (trang 111 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Liên kết nội dung: giới thiệu về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu
– Liên kết hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng
III. Nghĩa tường minh và hàm ý
Bài 1 (trang 111 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Câu in đậm mang hàm ý: địa ngục là nơi dành cho bọn nhà giàu, bọn người mang đầy tội lỗi.
Bài 2 (trang 111 sgk ngữ văn 9 tập 2)
a, Nam không muốn nói thẳng ý kiến chê của mình (tránh làm bạn tổn thương), nên cố ý vi phạm phương châm cách thức, phương châm quan hệ (nói lảng đi, nói lệch đề tài
b, Huệ muốn nói “còn Nam và Tuấn mình vẫn chưa báo”. Huệ cố tình vi phạm phương châm lượng (nói thiếu), làm nhẹ đi phần trách.