Kể lại Chuyện người con gái Nam xương, tác giả Nguyễn Dữ muốn… suy nghĩ những duyên cớ sâu xa khiến một con người dung hạnh như Vũ Nương bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa. Hãy làm rõ những duyên cớ sâu xa ấy qua việc phân tích tác phẩm nói trên

0

Lê Thánh Tông khi nhắc lại câu chuyện xưa về nàng Vũ Nương đã viết bài thơ có đoạn rằng:

Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt

Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng?

Qua đây mới rõ nguồn cơn ẩy

Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

Nhưng liệu bi kịch đến với Vũ Nương chỉ có ở chỗ chàng Trương khá phũ phàng? Đọc Người con gái Nam Xương, ta thấm thía hơn những duyên cớ sâu xa khiến cho một con người dung hạnh như nàng bị dẫn tới chỗ không thể sống được nữa.

Tác phẩm văn học luôn là tấm gương phản ánh cuộc sống, là người thư ký trung thành của thời đại (Ban-zắc). Thông qua tác phẩm văn học, ta hiểu hơn về thời đại trong tác phẩni, về những con người, những số phận trong đó. Với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ không chỉ mang đến cho người đọc nỗi xót thương cho một số phận phụ nữ bất hạnh mà còn nhận ra ở đó những bất công trong xã hội, những bất công đầy đoạ con người, đặc biệt là người phụ nữ đến cảnh oan khiên. Sâu xa sau đó là tiếng nói tố cáo xã hội, khẩn thiết kêu gọi cứu lấy. cuộc sông của người phụ nữ.

Xưa, người phụ nữ xuất hiện trong văn học trung đại thường là những số phận bất hạnh. Ta đã bết gặp trong Truyện Kiều tiếng kêu ai oán về sô’ phận của giới mình:

Đau đớn thay phận đàn bà.

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Nguyễn Du đã kêu lên tiếng kêu có ý nghĩa như một định mệnh đối với tất cả những người phụ nữ trong xã hội cũ ấy, lời chung chính là một lời bạc mệnh. Thuý Kiều với mười lăm năm lưu lạc, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, gánh chịu đủ những nhục nhã, đau đớn, đày đoạ. Nàng Đạm Tiên, người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh, khi nằm xuống cũng chỉ là một nấm mồ vô chủ, lạnh lẽo, cô quạnh ven đường không người đoái thương. Nàng Tiểu Thanh chết vì cô đơn trong tuổi thanh xuân đầy sức sống, tài năng đang độ nảy nở. Vũ Nương cũng không nằm ngoài những kiếp bạc mệnh đó. Bi kịch của nàng bắt đầu khi có chiến tranh. Chiến tranh phong kiến phi nghĩa nổ ra, chồng Vũ Nương là Trương Sinh phải sung lính. Cuộc chiến tranh đã chia lìa gia đình yên ấm, đẩy Trương Sinh vào chô’n binh đao, để Vũ Nương ở nhà một tay lo liệu gia đình. Rồi mẹ già vì nhớ thương con mà dần sinh ô’m, qua đời. Chiến tranh đã dồn gánh nặng lên đôi vai yếu ớt của người phụ nữ. Và có lẽ nàng cũng đã không thể tránh khỏi cảnh vò võ ngóng trông như biết bao người chinh phụ:

Lòng này gửi gió động có tiện,

Nghìn vàng xin gửi tới non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lèn bằng trời.

Trương Sinh đi lính về, mẹ đã qua đời, con vừa tập nói. Tiếng nói đầu tiên với cha lại là tiếng không nhận cha. Thật đáng thương! Chiến tranh làm cho mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa bố. Mẹ già đã vì nhớ thương con mà sinh ốm chết. Vợ một mình lo chuyện tang ma, nuôi con không lớn… Còn gì xót xa bằng cảnh Vũ Nương phải chỉ lên cái bóng trên tường để nói với con rằng đó là bố của nó. Ta nhớ đến câu thơ tả cảnh cô đơn xưa nay dân gian vẫn thường nói: Một mình một bóng. Nói cái bóng để dỗ con hay chính là lấy cái bóng để “dỗ” cho lòng mình vơi thương nhớ. Và giờ đây, khi chồng trở về, chính cái bóng đó lại là khởi nguồn của bất hạnh. Đẩy Vũ Nương đến bi kịch ấy có nguyên nhân sâu xa là từ những bất công trong xã hội phong kiến, nhưng cũng không thể kể đến nguyên nhân trực tiếp, đến từ chính người chồng của nàng: Trương Sinh. Trương Sinh bản tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Nhưng sau khi đi lính về, vốn sẵn bản tính đa nghi, nghe bé Đản nói việc Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi củng đi, mẹ Đản ngồi củng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả, Trương Sinh đã không còn đủ tỉnh táo để nhận ra những cái khác lạ trong câu chuyên ấy. Chàng một mực coi vợ là người thất tiết, mắng nhiếc thậm tệ nhưng lại không hề cho nàng biết nguyên do, để nàng có cơ hội thanh minh cho mình. Có lẽ, bản tính vốn có cùng với cái quyền hành gia trưởng mà xã hội phong kiến đặt vào tay Trương Sinh đã góp phần đẩy bi kịch đến kết thúc tất yếu, nhanh hơn, xót xa hơn. Không thể thanh minh cho mình, Vũ Nương chỉ còn cách trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang để cái chết chiêu tuyết cho tấm lòng thuỷ chung. Nàng không thể sống trên đời được nữa bởi lòng trinh bạch của nàng bị những nghi ngờ, ghen tuông làm vấy bẩn, bởi xã hội ấy và bản thân Trương sinh đã không cho nàng cơ hội được sông là người mẹ hiền, người vợ thuỷ chung.

Xét cho cùng, cả Vũ Nương, cả Trương Sinh và tất cả những nhân vật trong câu chuyện ấy đều là những nạn nhân của xã hội thời bấy giờ. Nếu không có chiến tranh, Trương Sinh đã không phải sung lính ra chiến trường, và thế thì, chắc chắn, Vũ Nương với phẩm hạnh của mình sẽ chẳng bao giờ để đến nỗi phải xảy ra hiểu lầm oan trái như thế. Mỗi người thực chất, đều là nạn nhân trong những bi kịch của chính mình. Vũ Nương không thể biết để chứng minh cho nỗi oan của mình, phải trẫm mình xuống dòng Hoàng Giang, dù sau này có được chiêu tuyết thì cũng không thể trở về dương gian được nữa. Trương Sinh sau khi biết sự thật có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể hết ăn năn về tội lỗi của chính mình. Còn bé Đản, trước kia, phải lấy bóng của mẹ làm cha, đủ đầy chưa lâu, giờ đây lại tiếp tục phải chịu cảnh mồ côi mẹ trong suốt cả cuộc đời. Bi kịch đã không loại trừ một bởi xã hội bất công vô lý không đứng về người dân lao động.

Có thể nói, với hình tượng người con gái Nam Xương và câu chuyện về nàng, v Nguyễn Dữ đã thể hiện thái độ phê phán, tố cáo xã hội một cách gay gắt. Câu chuyện của Vũ Nương có lẽ chỉ là một trong rất nhiều những câu chuyện về nỗi bất hạnh mà con người, mà người phụ nữ phải gánh chịu. Nàng chỉ là một trong số rất nhiều những người chinh phụ ngóng chờ chinh phu nhưng cuối cùng chỉ để đón nhận một kết cục xót xa. Tình cảm yêu thương và lòng nhân đạo đã khiến cho giá trị tô’ cáo của tác phẩm càng trở nên sâu sắc.

Leave a comment