Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa, … Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Đề bài:
Nêu cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Bài làm:
Có một không gian tưởng như thật buồn lắng mà thực chất lại tươi đẹp hoành tráng, tràn đầy sự sống. Đó là không gian biển đêm trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Có bao nhà thơ viết về biển nhưng có lẽ chưa ai có bức tranh biển đẹp như trong bài thơ. Ớ đó ta bắt gặp không gian trong lòng biển luôn biến ảo sinh động, tràn đầy màu sắc, âm thanh cùng với nhịp lao động khẩn trương, tấp nập. Làm nên được bức tranh này không thể không kể đến vai trò đắc lực của các biện pháp tu từ mà đoạn thơ sau đây có thể coi là một ví dụ tiêu biểu:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập của.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Không gian của một ngày đang khép lại đửợc mở ra mênh mông nhờ sắc đỏ rực rỡ của ánh mặt trời vào buổi hoàng hôn. Đó là cái rực sáng huy hoàng trước khi chuyển giao sang một thời điểm khác. Mặt trời như một khôi lửa khổng lồ đang lặn, dần xuống, kéo theo đằng sau nó là màn đêm. Vũ trụ là ngôi nhà lớn mà sóng và đêm được nhân hoá trở thành một sinh thể có hồn trong hành động cài then, sập của. Đêm đã buông xuống rồi! Cả vũ trụ đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Hòn lửa không tắt mà chỉ tạm giấu mình trong lòng biển để ngày hôm sau lại toả ánh hào quang rực rỡ. Hình ảnh so sánh và nhân hoá độc đáo khiến cho thiên nhiên vũ trụ hiện lên vừa đẹp hùng vĩ lại vừa gần gũi, thân thuộc và sinh động. Ánh sáng cuối cùng của một ngày sau giờ phút huy hoàng không còn nữa. Sóng cài then và đêm sập của thì cũng là lúc bóng đêm sập xuống. Và biển lại bước vào một cuộc sống mới: cuộc sống lao động của con người:
Đọàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Khi vị chủ nhân thứ nhất của biển chìm vào giấc ngủ say thì vị chủ nhân thứ hai của nó lại mở cửa biển đêm để bước ra, tất bật, hứng khởi, cuốn biển vào trong guồng máy lao động sôi nổi và vui vẻ. Sự sống của thiên nhiên tưởng như tạm ngừng nghỉ giờ đây lại được tiếp tục trong nhịp sống của con người, là chứng nhân cho công việc lao động ấy. Đó là nhịp sông lao động bình thường, đã trở thành quen thuộc của người dân chài, bởi vậy nó cũng trở thành nhịp sống về đêm của biển. Con người cùng biển bước vào một buổi làm việc thật hăng say. Tiếng hát tập thể hoà với tiếng sóng, thổi căng cánh buồm phăng phăng rẽ sóng. Câu hát thể hiện niềm lạc quan, niềm tin của người lao động. Nó được cường điệu hoá như có sức mạnh có thể thổi căng cánh buồm hay chính sức mạnh của tinh thần của con người thể hiện trong lời hát đã làm cho chiếc thuyền kia vượt sóng biển nhanh hơn. Có lẽ là cả hai bởi như hoà theo gió biển, những chiếc thuyền đánh cá vẫn lao đi, mạnh mẽ và cường tráng. Nhịp sông lao động ngay từ đầu đã thật khẩn trương sôi nổi, báo trước những thành quả bội thu.
Đọc khổ thơ có thể thấy sự kết hợp giữa iihững hình ảnh liên tưởng táo bạo, nhịp điệu thơ linh hoạt, gấp gáp với biện pháp so sánh, nhân hoá sinh động, đặc sắc, cho khúc ca ra khơi của người dân chài vẫn mãi vang lên, hào hùng. Đoàn thuyền ra khơi khi vũ trụ cài then, sập cửa để trở về trong một vũ trụ mới, đầy ắp cá tôm. Trong không gian mới mẻ, huy hoàng, mặt trời như mang cánh thời gian bay đi. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặi trời, vũ trụ đang chuyển động trong sức người và tạo hoá. Tình yêu đối với cuộc sôhg mới của nhân dân đã giúp cho Huy Cận khám phá ra vẻ đẹp hùng vĩ còn đậm nét mãi với thời gian…