Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: Bồ câu đưa thư
Chiếc xe buýt ngừng lại cái cạch làm tôi giật cả người. Tiếng bánh xe nghiên vào mặt đường nhám như chà Ốc. Trời nắng chang con đường nhựa trông trải không một bóng cây. Hành khách tranh nhau xuống bên. Tôi cũng bươn bả trong dòng người muôn thoát ra cái xe ngột ngạt không khác chi hộp kim loại đang bị nung trong lửa nóng. Tôi bước xuống đường.
Ôi!
Tiếng la phía sau làm tôi ngạc nhiên quay lại. Trong đám đông lô xô thoát ra từ xe, một cậu bé bị ngã do chen lấn xô đẩy. Hai lồng chim lăn lóc dưới chân. Một bà ục ịch đỡ cậu dậy. Chiếc mũ lưỡi trai màu san hô của cậu lệch hẳn về một bên. Để lộ gương mặt thanh thoát, thân quen. Ôi trời! Linh, bạn thân cùng lớp với tôi năm ngoái! Tôi chạy lại. Bọn tôi rú lên, vui mừng bá tay nhau. Chỉ trong chớp nhoáng chúng tôi đã ngồi bên nhau trong quán kem ven đường, liến thoắng:
– Sao từ hồi cậu chuyển trường không liên lạc với mình?
– Mình đểnh đoảng đánh rơi mất địa chỉ của Châu thật hư quá, đừng giận mình nghe, số nhà của bạn “sur” tùm lum, nhiều lần mình cố’ nhớ lại nhưng không ra. Dù thế đường đếri nhà bạn mình vẫn nhớ như in. Rất muốn đến thăm nhưng xa quá…
Hiểu rồi, nhưng mình có viết thư cho bạn mà?
Trời ơi! Sao mình không nhận được gì cả! À phải, mình không ở đó, cả nhà mình dời- vô vườn có đất rộng thoáng hơn để nuôi chim bồ câu. Lúc nào rảnh Châu nhất định đến nhà Linh chơi nghe. Bảo đảm bạn sẽ mê tít đàn chim mấy chục con của mình. Ba mẹ mình nuôi, gây dần để bán cho người chơi chim và bỏ mối ở chợ thị trấn. Chúng khôn lắm, có thả ra cũng bay lòng vòng một buổi rồi lại liệng về nhà.
Tôi chăm chăm nhìn hai lồng chim uốn bằng nan tre, trong đó xóe xoét nhìn mấy cô nàng có bộ lông màu tro được Linh đặt ở góc bàn.
– Linh cứ khư khư với cái lồng, thảo nào trên xe buýt mình chẳng nhận ra được, nhìn chỉ thấy chim không thấy Linh đâu, nó che mắt bạn rồi bạn ròm ạ!
– Mình sẽ tặng Châu một con làm kỉ niệm. À! Việc học của Châu thế nào?
– Vẫn học sinh tai tiếng, ý quên tiên tiến.
– Còn Linh, học kì này đạt “xúc xích” đó!
– Bạn có truyền thông xuất sắc từ đó đến giờ. Mình phục bạn lắm!
Thế còn tiếng Pháp, Châu học tiến bộ chứ?
Tôi định trả lời! Chợt một giọng đàn ông rin rít ở cửa quán kem làm tôi giật mình.
– Linh! Dặn con chờ ở trạm xe buýt, mà con chui vô tiệm kem, làm chú tìm muốn nổ con mắt!
Linh cười:
– Vì con gặp lại bạn cũ! Chú của Linh đấy Châu ạ.
Tôi cuối chào chú Linh. Ông hỏi Linh:
– Đi giao chim thôi con, trễ rồi!
Linh dạ rân, rồi mở cửa lồng, tóm một chú bồ câu đỏm dáng, lông mướt rượt. Bằng các động tác thuần thục. Cậu khéo léo cột chéo cánh và chân chim bằng dây lạt rồi trao nó cho tôi làm quà. Chú Linh khuyến khích:
– Cứ tặng bạn đi, ở nhà chú còn cả tiểu đội chim. Lần trước số chim chưa bán hết được.
Hai chú cháu Linh đi đã lâu, tôi vẫn ngồi vuốt ve chú chim. Vui thích đến mức quên cả ăn kem. Bao kỉ niệm năm ngoái của tôi và Linh lại sông động ào về, bao lần Châu đều học bài chung, rồi tranh cãi về việc chọn cách giải một bài toán khó, miệng đứa nào đứa nấy cứ như tép nhảy, đến khi cô sửa bài, ra đáp án. Đứa thua phải khao bạn thắng một chầu chè. Người được ăn khao thưởng là Linh, vì bạn học giỏi hơn tôi, nhưng sau đó kẻ chiến thắng lại… giành trả tiền. Rồi những buổi cùng cắp sách đến trường dưới con đường đầy cây bằng lăng. Tôi mê mẩn màu hoa tím, hái cho một ôm đến nổi trễ cả học. Trước ánh mắt nghiêm khắc của thầy giám thị. Linh cầm đỡ bó bằng lăng cho tôi và nhận lỗi tất về mình: đã rủ bạn la cà…
Nhưng tôi nhớ nhất lần phát bài kiểm tra một tiết môn Pháp Văn. Hình như tôi chẳng có chút năng khiếu nào về môn này. Đầu óc cứ tin tịt. Mấy động từ “Avoir” (Cô). “Etre” (Là) với các thì quá khứ, hiện tại, tương lai và một số đại danh từ: je, tu, il (tôi, mày, nó) cứ rối lên như canh hẹ trong đầu. Lớp trưởng tung tênh phát bài. Tôi điểm kém. Lời nói của thầy ngoại ngữ tựa cây đinh đóng vào tim tôi:
– Sắp thi học kì rồi. Đường đường là học sinh khôi 8, học lẹt dẹt như Châu là không ổn đâu! Tan học, lớp túa ra về hết, chỉ còn tôi và Linh. Nỗi buồn của sự mặc cảm làm tôi chết cứng trên ghế. Hai mí mắt tôi nặng trịch. Còn Linh húy hoáy ghi chép, mắt lim dim tựa như đang nhập thiền, rồi Linh chìa giấy trước mặt tôi, tay bạn bóp chặt bàn tay tôi. Mấy hàng chữ nhảy nhót trước mắt:
“Rễ của sự học tập thì đắng
Quả của sự học tập thì ngọt”
(Ngạn ngữ Nga)
Ánh mắt thân thương Linh nhìn tôi lúc ấy có giá trị bằng mọi lời an ủi, động viên trên thế gian.
Mình và Linh sẽ nối liên lạc với nhau. Sung sướng với suy nghĩ ấy, tôi rời tiệm kem, nhanh chân sáo bách bộ về nhà. Nhà tôi gần bên kia khúc quanh. Chiều nay chủ nhật ít bài, mình sẽ viết cho Linh một cái thư. Ban nãy tôi với Linh nói chuyện chưa đã. Nhưng trời ơi! Tôi sực nhớ ra, gặp nhau mừng quá, bạn tôi chỉ lo huyên thuyên mà quên trao đổi địa chỉ cho nhau. Thật đoảng quá! Chú bồ câu trong tay tròn đôi mắt nhìn tôi. Tôi hắt ra một tiếng thở dài. A! Hay là tôi sẽ buộc chặt lá thư vào chân chim, thả cho nó bay. Nó sẽ may mắn tìm về chỗ cũ, gởi cho Linh thông điệp của tôi. Bồ câu đi, hãy làm cầu nốì tình bạn cho ta nhé! Con chim bé nhỏ gật đầu. Hình như nó hiểu được tiếng người.