Dàn ý Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày hay nhất

0

Đề bài: Dàn ý Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

Dàn ý mẫu

I. Mở bài

– Giới thiệu khát quát về đặc trưng truyện cười.

– Khái quát nội dung và ý nghĩa của truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”: Truyện đã kể sự việc xử kiện lạ lùng của một tên lí trưởng. Với yếu tố gây cười độc đáo cùng những tình huống kịch tính, truyện phê phán thói ăn bẩn của kẻ quyền thế.

II. Thân bài

1. Trước khi lên công đường

– Thầy Lí được giới thiệu nổi tiếng xử kiện giỏi.

– Cải đút 5 đồng, Ngô đút 10 đồng. Thầy Lí nhận tiền của cả hai người.

→ Tiếng cười được cất lên từ sự mâu thuẫn trong cách giới thiệu nhân vật. Viên quan ăn của đút lại được mệnh danh nổi tiếng trên công đường.

→ Tạo sự hứng thú, tò mò của người đọc theo giõi cách xử kiện của lí trưởng.

2. Tình huống xử kiện diễn ra trên công đường.

– Công đường: Là nơi trang nghiêm, nơi những vị quan phụ mẫu sẽ xét xử theo công lí và pháp luật.

– Lí trưởng ngay lập tức tuyên phạt: “Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi”.

→ Lí trưởng đi ngược lại quy trình xử án trên công đường: không cần điều tra, không cần phần tích mà lập tức kết án. Kết quả xử kiện của thầy Lí căn cứ vào số tiền mà Cải và Ngô đút lót, ai đút nhiều hơn sẽ thắng.

– Cải phản ứng: Xòe năm ngón tay và bẩm “Lẽ phải về con mà”

→ Cử chỉ, lời nói của Cải cho thấy thái độ ngạc nhiên, bất ngờ cũng đầy ẩn ý: Năm ngón tay = năm đồng =lẽ phải. Tiếng cười bật ra từ lời nói và hành động ấy.

→ Phê phán hành động đút lót của cho quan trên rồi tự biến mình thành nạn nhân và thủ phạm cho bi kịch. Cải đã mất tiền còn bị phạt. Tiếng cười chua chát cất lên.

– Cử chỉ của thầy Lí: Xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay phải và nói “Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày”

→ Tiếng cười cất bật ra từ hành động và lời nói của thầy Lí. Câu nói có sử dụng hình thức chơi chữ: Chữ “phải” thứ nhất là lẽ phải, chữ “phải” thứ hai là nói đến tiền

→ Phơi bầy và phê phán bản chất tham lam trơ trẽn, trắng trợn của thầy Lí. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng đổi trắng thay đen, đồng tiền chính là lẽ phải, chúng che mắt những tên tham quan, làm mờ công lí.

3. Ý nghĩa của câu chuyện

– Phê phán hiện thực xã hội với nạn tham nhũng trong xử kiện

– Phê phán, đả kích những tên tham quan, vô nhân tính, bị đồng tiền làm mờ mắt.

– Đưa ra bài học cho người dân: Đừng biến bản thân thành nạn nhân và thủ phạm của thói tham nhũng.

4. Nghệ thuật

– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ

– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý

– Sử dụng cách chơi chữ

– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.

III. Kết bài

– Khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện

– Mở rộng: Mô-típ tiếng cười nơi công đường trong truyện cười rất phong phú và đặc sắc, bằng tiếng cười chúng đều có sức mạnh tố cáo, lên án gay gắt như: Ông huyện thanh liêm, quan đấy…

Leave a comment