Soạn bài Bức tranh của em gái tôi – Ngắn gọn nhất

0

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi – Ngắn gọn nhất

I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Kể tóm tắt truyện “Bức tranh của em gái tôi”.
– Truyện “Bức tranh của em gái tôi” kể về hai nhân vật là bé Phương – thường được gọi là Mèo và người anh trai.
– Người anh cảm thấy thất vọng vì mình không có tài năng gì và cảm thấy như cả nhà đang lãng quên mình.
– Cậu ta rất khó chịu và hậm hực với bé Phương.
– Bức tranh đạt giải Nhất của cô em gái bé bỏng lại vẽ chính mình. Đứng trước bức tranh đó, người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn cũng như tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu 2: Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau:
a. Nhân vật chính trong truyện là người anh. Vì tác giả muốn thể hiện chủ đề ăn năn, hối hận từ đó khắc phục thính ghen ghét, đố kị trong tình bạn, tình anh em.
b. Truyện được kể theo lời nhân vật người anh. Việc lựa chọn như vậy, sẽ cho ta thấy sự hối hận của người anh được bày tỏ một cách chân thành, không giả tạo.
Câu 3: Chú ý đến tâm trạng người anh và cho biết:
* Diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm:
– Lúc đầu, khi em gái thích vẽ và tự chế màu vẽ, người anh chỉ coi đó là trò đùa nghịch ngợm của trẻ con.
– Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn và thất vọng.
– Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng của em gái.
– Khi đứng trước bức tranh được tặng giải Nhất của em gái, tâm trạng của người anh lúc đầu là ngỡ ngàng đến hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ.
b. Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái là vì người anh cảm thấy mình bất tài, vô dụng và mặc cảm khi thấy  người khác có tài hơn mình.
c. Tâm trạng của người anh đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ bởi vì: Ngỡ ngàng bởi bức tranh đó em gái vẽ chính mình. Tiếp đến tâm trạng từ ngỡ ngàng chuyển sang hãnh diện bởi cậu thấy mình hiện ra với những nét quá đẹp. Nhưng cuối cùng cậu lại xấu hổ vì cậu thấy mình không xứng đáng với những gì em gái dành cho mình.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện? Qua đó, em cảm nhận gì về nhân vật người anh.
* Đoạn kết đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc vì câu nói của người anh “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy” cho thấy người anh thật sự hối hận, ăn năn về những điều mà mình đã làm với em gái.
Em cảm nhận thấy người anh có phần đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu đó của người anh chỉ là nhất thời và sau đó người anh đã biết lỗi, biết những sai lầm của mình để sửa sai.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến ở nhân vật này.
* Cảm nhận về cô em gái trong truyện: Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, ngây thơ, có tài năng hội họa, luôn yêu thương mọi người  đặc biệt là người anh trai. Ngoài ra, bé Phương còn là một cô bé có tấm lòng bao dung và nhân hậu.
* Em cảm mến ở nhân vật này chính là cô bé luôn yêu quý người anh và dành những gì tốt đẹp nhất cho người anh (thể hiện qua bức tranh).
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Viết một đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
Đứng trước bức tranh của em gái vẽ, người anh có biết bao xúc cảm từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi lại xấu hổ. Dưới con mắt của người em gái, người anh của nó luôn hoàn hảo, trong sáng và tràn ngập yêu thương. Người anh nhìn chằm chằm vào dòng chữ “Anh trai tôi”. Lúc này, mẹ đứng kế bên nói:
– Con đã nhận ra con chưa?
Người anh lúc này không trả lời mà chỉ muốn khóc. Khóc bởi vì những việc làm không phải với đứa em ngây thơ, bé bỏng. Vậy nên, trong suy nghĩ của anh muốn nói với mẹ : “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
Câu 2: Giả định một thành viên trong lớp hoặc gia đình em đạt được thành tích xuất sắc nào đó. Em thử hình dung thái độ của những người xung quanh trước thành tích ấy.
Ví dụ: Bạn Hoa lớp em được giải Nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn Văn.
– Các bạn trong lớp đều rất vui mừng, phấn khởi, niềm nở với bạn.
– Bạn Hường thì hơi buồn bởi cũng đi thi môn Văn cấp thành phố nhưng không được giải => Bạn cảm thấy tự ti và thấy mình thấp kém, không giỏi bằng bạn. Bạn bực tức với mọi người.

Leave a comment