Có ý kiến cho rằng bài thơ Việt Bắc là bản tình ca về đất nước, con người Việt Nam. Hãy phân tích bài thơ để làm nổi bật điều đó
Đề bài: Có ý kiến cho rằng bài thơ Việt Bắc là bản tình ca về đất nước, con người Việt Nam. Hãy phân tích bài thơ để làm nổi bật điều đó
1. Trong câu chuyện tâm sự với Mi-rây Găng-xen về văn học, Tố Hữu có nói: “Tôi “phải lòng” đắt nước và nhân dân mình và đã nói về đất nước và nhân dân như nói với người đàn bà mình yêu”. Cho nên có thể nói thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong đó bài thơ Việt Bắc đã ngân lên những âm thanh trong trẻo và trầm hùng dạt dào tình nghĩa.
2. Mở đầu là tám câu diễn tả buổi tiễn đưa. Mình với ta, ta với mình, những đại từ quen thuộc của ca dao gợi lên trong ta tình cảm thiết tha mặn nồng. Ở đây còn phảng phất không khí Chinh phụ ngẫm:
Nhủ rồi tay lại cầm tay
Bước đi một bước giây giây lại dừng
Đoạn thơ đã tái tạo được không khí tiễn đưa vừa chân thành vừa cổ kính. Đặc biệt xúc động là hình ảnh “Áo chàm đưa buổi phân li”. Mười lăm năm trước trong đói nghèo, Việt Bắc đã nhận người cán bộ cách mạng về nuôi. Mười lăm năm sau, cuộc sống có thay đổi được bao nhiêu đâu, những người dân Việt Bắc vẫn chiếc áo chàm ấy tiễn người cán bộ về xuôi. Biết bao thương nhớ, biết bao tình nghĩa trong buổi tiễn đưa ấy.
2.1. Tám mươi hai câu tiếp theo thấm đẫm nỗi nhớ tràn đầy. Đoạn thơ có nhiều câu hỏi “Mình về mình có nhớ không”, “Mình về mình có nhớ ta” v.v… nhưng thực chất là một màn độc thoại nội tâm về những kỉ niệm đã qua. Thông qua nỗi nhớ ấy mà cuộc kháng chiến và con người trong kháng chiến chín năm chống Pháp hiện lên như một bức tranh hùng tráng. Bằng lối đối ở câu bát, Tố Hữu gợi lên những con người Việt Bắc có trái tim như ngọc sáng ngời.
Hắt hiu lau xám đậm dà lòng son
Nhà thơ nhìn được đúng bản chất con người. Những người nghèo khổ nhất là những con người giàu lòng yêu thương, đậm đa lòng chung thủy nhất. Tác giả phát hiện được vẻ đẹp bên trong của con người Việt Bắc sống giữa núi rừng hoang dại hiu hắt.
Theo sự tuôn chảy của dòng thơ trữ tình, những bức tranh đẹp đẽ hiện lên. Vẻ đẹp của thiên nhiên muôn hình nghìn vẻ. “Trăng lên đau núi” có lẽ chỉ có những người từng sống ở núi rừng Việt Bắc mới đồng cảm được với tác giả. Núi rừng đang chìm trong bóng tối bỗng dưng trăng hiện lên đột ngột tỏa ánh sáng trong ngần, cảnh vặt trở nên lung linh huyền ảo.
Nắng chiều đọng lại ở lưng nương, thời gian như ngừng trôi, dừng lại ở sự tĩnh lặng êm ả vô cùng. Tố Hữu vẽ bức tranh bốn mùa với tín hiệu của màu hoa. Hoa mơ nở trắng, hoa chuối đỏ tươi báo hiệu mùa xuân. Trong tiếng nhạc ve, lá phách trải nệm vàng trong núi rừng. Ai bảo Việt Bắc là thế giới bí hiểm. Việt Bắc tươi tắn nở nụ cười chào đón con người. Giữa cảnh ấy, con người miền núi lung linh vẻ đẹp đa dạng. Cái đẹp của sự thương yêu. Ba hình ảnh: “củ sán lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui đắp cùng” đi liền trong một câu lục bát cho ta thấy người dân miền núi tuy cực khổ nhưng có một tấm lòng nhân hậu bao la, sẵn sàng nhường cơm se áo. Cái đẹp của người lao động “người mẹ nắng cháy lưng” là hình ảnh điển hình. Tấm lưng trần ấy là cả một cuộc đời lam lũ, là thời gian dài của đời người, là cái khắc nghiệt của không gian. Tuổi thơ bao nhiêu em bé đã trôi trên lưng mẹ. Hình ảnh chắt lọc mà giàu ý nghĩa khái quát biết bao. Một hình ảnh khác mang tính chất tiêu biểu cho người dân Việt Bắc:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ánh sáng của dao cài thắt lưng, bước đi của người đàn ông miền núi trèo lên núi giữa màu hoa chuối đỏ tươi gợi lên hình ảnh trang dũng sĩ trong thần thoại.
Bên cạnh vẻ đẹp của người dân là Ỵẻ đẹp của người lính anh hùng bước đi làm rung động cả núi rừng. Tứ thơ “Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” đã miêu tả được phẩm chất đẹp đẽ của anh bộ đội Cụ Hồ. Các anh đi trong đêm nhưng đó không phải là những bóng người lặng lẽ im lìm. “Ánh sao lấp lánh đầu súng” hay chính là ánh sáng của tâm hồn các anh? Ánh sao ấy gợi lên bóng dáng hùng vĩ của anh bộ đội chạm đến trời cao. Những vật vô tri vô giác bỗng sống dậy cả lên. Mũ nan, mũi súng cùng hòa hợp với nhau như sự nhất trí trong con người anh. Tiếp đó hiện lên hình ảnh người dân công:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Ngày xưa, người nông dân trông cho chân cứng đá mềm. Nhưng ngày nay, người nông dân đã thực sự đạp tan đá sắc, tiến lên trong ánh hào quang của cách mạng.
2.2. Bốn mươi câu thơ tiếp theo là những lời dặn dò chung thủy. Thơ Tố Hữu là thơ dự báo bước đi của đường đời. Trong hoàn cảnh rời miền núi về xuôi, “xa mặt” thường “cách lòng” cho nên nhà thơ nhắc nhở khuyên nhủ:
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng
Thông thường có phú quý vinh hoa người ta hay quên thuở hàn vi. Câu thơ Tố Hữu lặp lại lời dặn của cha ông “Uống nước nhớ nguôn”, “An quả nhớ kẻ trồng cây”. Những lời dặn đó cho đến nay vẫn còn tươi nguyên giá trị, phải tìm mọi cách nâng cao đời sống cho người dân miền núi. Đặc trưng cho thơ Tố Hữu là tính trữ tình chính trị được thể hiện đậm nét ở đây.
Hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh trung tâm của mười sáu câu thơ sau cùng. Đúng như Xuân Diệu đã nhận xét đây là một bức danh họa. Khác với bài Sáng tháng năm Tố Hữu miêu tả Bác Hồ trong một buổi gặp gỡ và nói lên suy ngẫm của mình. Đoạn thơ này là bức tranh di dộng bằng lời. Nét vẽ thanh thoát, chấm phá, vờn nhẹ của phương Đông. Người và cảnh hài hòa với nhau trong một gam màu tươi sáng. Bức chân dung của Bác được đặc tả với những nét riêng không thể trộn lẫn với ai được. “Mắt sáng ngời” – cặp mắt trong đời thực của Bác nhưng mang tính ẩn dụ, cặp mắt nhìn xa trông rộng. Áo nâu, túi vải ẩy là vẻ đẹp giản dị của người nông dân Việt Nam. Bác quả là người lãnh tụ kiểu mới gắn bó với quần chúng. Hình ảnh của Người vừa đôn hậu lại vừa hào hùng, hình ảnh vừa của người dân lại vừa của người chiến sĩ. Bức họa vừa như ngưng đọng nhưng lại vừa bay bổng. Hai từ ung dung gợi lên cách sống bình tĩnh không một chút vội vàng của một nhà hiền triết phương Đông. Trong đoạn thơ này, không những có họa mà còn có nhạc. Người đi trong tiếng nhạc tấu trong trẻo, vui tươi của núi rừng. Người đi khuất rồi mà con mắt của núi rừng còn dõi theo Người.
Người đi / rừng núi / trông theo / bóng Người
Nhịp 2/2/2/2 thanh thản, đều đặn của câu thơ gợi lên được sự nhớ nhung của núi rừng với Bác Hồ thân yêu. Thơ, họa, nhạc hài hòa đến mức tuyệt vời, đến nỗi khó mà tách riêng từng yếu tố. Điều quan trọng nữa, mạch thơ trữ tình đã gắn các yếu tố với nhau tạo nên sự lắng đọng và ngân vang. Đây là lời nói ân tình của người dân Việt Bắc. Biết bao tình cảm khác gói gọn trong chữ thưa. Vừa kính trọng vừa thương mến. Nỗi nhớ không nguôi về hình ảnh Bác đã khắc sâu trong tâm khảm người dân Việt Bắc. Nồi nhớ cháy mãi như nước trong nguồn chảy ra. Tình, nhạc, họa, thơ với tài thơ của Tố Hũư đã làm nên bức hình của Bác trong chín năm kháng chiến chống Pháp thần thánh ở chiến khu Việt Bắc.
3. Việt Bắc là bài thơ hay của Tố Hữu. Hay ở sự hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, hài hòa giữa cảnh và người, tình và lí, hài hòa giữa các loại hình nghệ thuật thi ca, âm nhạc, hội họa.