Tổng hợp trọn bộ kiến thức Lịch sử thi vào lớp 10

0

Contents

Tổng hợp trọn bộ kiến thức Lịch sử thi vào lớp 10 vừa được review.tip.edu.vn cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.

A. GIAI ĐOẠN 1939 – 1945

Câu 1: Tình hình Thế giới và Đông Dương khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

  • Tình hình thế giới:
    • Tháng 9/1939 Đức tấn công Ba Lan chiến tranh thế giới bùng nổ, sau đó Đức tấn công Pháp.
    • Tháng 6/1940 Chính phủ Pháp đầu hàng PX Đức không điều kiện. Ở Viễn Đông quân Nhật đẩy mạnh xâm lược TQ, tiến sát biên giới Việt – Trung.
    • Ở Đông Dương,Nhật đưa quân vào xâm lược, Pháp đầu hàng Nhật, quân Nhật dần dần từng bước biến Đông Dương thành thuộc địa của chúng.
    • Thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ: Phong trào CM  ở các nước đang phát triền mạnh; Đức lăm le hất cẳng Pháp. Vì vậy Pháp cấu kết với Nhật áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương.

        -Tình hình Việt Nam:

    • Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp phong trào cách mạngvà thỏa hiệp với Nhật.
    • Phát xít Nhật lôi kéo, tập hợp bọn tay sai tuyên truyền, lừa bịp để dọn đường hất cẳng Pháp.

Câu 2: Em hãy kể tên những cuộc khởi nghĩa vũ trang trong thời gian đầu của chiến tranh thế giới thứ hai? Kêt quả? Ý nghĩa lịch sử?

  • Những cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên:
    • Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)
    • Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940)
    • Cuộc binh biến Đô Lương (13/1/1941)
  • Kết quả: Bị thất bại
  • Ý nghĩa:
    • Đã nêu cao tinh thấn yêu nước bất khuất của nhân dân ta.
    • Để lại cho Đảng CS Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm quí báu đó là: về Khởi nghĩa vũ trang; xây dựng lực lượng và chiến tranh du kích.

Câu 3: Năm 1941 tình hình Thế giới và trong nước có những chuyển biến gì? Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 có những Quyết định quan trọng nào?

  • Thế giới: Đức tấn công Liên Xô, Thế giới hình thành hai trận tuyếnmột bên là lục lượng dân chủ tiến bộ do LXô đứng đầu; một bên là khối PX Đức-Ý-Nhật.Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận cảu lục lượng dân chủ tiến bộ.
  • Trong nước: Nhân dân ta dưới hai tầng áp bức của Nhật và Pháp. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với Nhật và Pháp ngày càng gay gắt. Vận mệnh dân tộc trở nên nguy vong không lúc nào bằng. Trong bối cảnh ấy ngày (28/1/1941) Nguyến Ái Quốc về nước trức tiếp lãnh đạo cách mạng VN. Người triệu tập hội nghị BCH TW Đảng  lần thứ 8 tại Pắc Pó (Cao Bằng).
  • Những QĐ quan trọng:
    • Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đánh đuổi  Pháp – Nhật.
    • Tạm gác nhiệm vụ: “ đánh đổ Địa chủ, chia ruộngnđất cho dân cày”.
    • Thành lập Mặt trận VN độc lập Đồng Minh (MT Việt Minh).

Câu 4: Tại sao Đảng ta chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?

Tại vì:

  • Mâu thuẫn trong nước giữa nhân dân ta với Nhật – Pháp ngày càng trở nên căng thẳng.
  • Vận mệnh dân tộc nguy vong hơn bao giờ hết.
  • Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra tiêu biểu là cuộc K/N Bắc Sơn9 (9/1940); cuộc K/N Nam Kỳ  (11/1940); Cuộc binh biến Đôn lương (1/1941).
  • Nguyện vọng thiết tha của các tầng lớp nhân dân là đánh Pháp đuổi Nhật giành độc lập dân tộc. Vì vậy nhiêm vụ giải phóng dân tộc được Đảng ta đặt lên hàng đầu.

Câu 5: Ý nghĩa và tầm quan trọng của hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8, tháng 5/1941?

Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần 8 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đề ra từ hội nghi TW lần thứ 8.

  • Kiên quyết giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết.
  • Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến luợc là chống đế quốc và phong kiến.
  • Đề ra phương pháp cách mạng cụ thể là: Tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đi từ khởi nghĩa từng phần đến tiến tới tổng khởi nghĩa.

        * Tầm quan trọng:của hội nghị:

  • Hội nghị đã động viên toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới cách mạng tháng 8.
  • Với chủ trương của hội nghị Mặt trận Việt Minh ra đời, qua đó Đảng đã xây dựng được khối đoàn kết toàn dân vững chắc.Lực lượng vũ trang lần lượt ra đời, căn cứ địa cách mạng thành lập, phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ chuẩn bị tiến tới tổng khởi nghĩa toàn quốc.

Câu 6:Tại sao Nhật đảo chính Pháp? bọn Pháp ở Đông Dương thất bại như thế nào? Theo em khi Nhật đảo chính Pháp thời cơ cách mạng đã đến chưa?

         *  Nhật đảo chính Pháp tại vì:

  • Ngày 22/9/1940 Nhật chính thức nhày vào Đông dương, Pháp đẫ cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông dương, nhưng sự cấu kết này chỉ là tạm thời cả hai bên lợi dụng nhau, càng về sau mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp càng sâu sắc.
  • Năm 1945 chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít liên tiếp bại trận trên các chiến trường, Thủ đô Pa Ri giải phóng, chính phủ ĐờGôn lên cầm quyền.
  • Ở mặt trận châu Á Thái bình dương Nhât khốn đốn,
  • Ở Đông dương  pháp muốn nhân cơ hội này ngóc đầu dậy lật đố Nhật . Nhật đã bất ngờ làm cuộc đảo chính Pháp.

* Thất bại của Pháp:  Đêm 9/3/1940 Nhật tấn công Pháp tren toàn cõi Đông dương, quân Pháp chống cự yếu ớt, chỉ sau vài giờ đã đầu hàng dâng toàn bộ Đông dương cho Nhật.

    • Nhật đảo chính Pháp, Pháp thua một kẻ thù của dân tộc ta bị ngã gục, vẫn còn một kẻ thù là Nhật. tình thế cách mạng đã đến nhưng thời cơ cách mạng chưa đến. Bộ mặt của Nhật bị lộ rõ, nhân dân căm ghét tạo điều kiện cho cách mạng phát triển, đẩy PX Nhật

Câu 7: Tại sao Đảng ta phát động cao trào “kháng Nhật cứ nước”?

*Tình hình thế giớ: Chién tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ở Châu Âu PX Đức bị thất bại liên tiếp. Liên quân Anh, Mỹ mở trận mới, nước Pháp giải phóngchính phủ kháng chiến Đờ Gông trở về Pa Ri.

  • Ở mặt trận Thái Bình dương Nhật đang khốn đốn trước đón tấn công của liên quân Anh, Mỹ.
  • Ở Đông dương Pháp đang ráo riết hoạt động chờ Đồng minh vàođánh quân Nhật.

Trước tình hình đó Nhật buộc phải đảo chính Pháp dể chiếm đông dương.
     * Tình hình trong nước:

  • Đêm 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, lên nắm chính quyền, tuyên bố giúp đỡ nên độc lập của các dân tộc ở Đông dươngnhưng chúng đã thi hành chính sách bóc lột nhân dân ta trất tàn ác, vì vậy bộ mặt thật của PX Nhật bị phơi trần.
  • Trước tình hình đóBan thường vụ TW Đảng họp hội nghi mở rộng ra chỉ thị: “ Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” . Xác định kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của nhân dân ta là PX Nhật, Đảng phát động cao trào “ Kháng Nhật cứư nưốưc”.

Câu 8: Thời cơ của cách mạng tháng Tám 1945 là gì?

     * Chủ quan:

  • Đảng Cộng sản Đông dương đã có sự chuẩn bị chu đáo cho thắng lợi của CM tháng 8 trong suốt 15 năm với 3 cuộc diễn tập: 1930 – 1931; 1936 – 1939; 1939 – 1945.Trong cao trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 Đảng CSĐông dương đã chuẩn bị chu đáo về đường lối , lực lươcngj chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng và bước đầu tập dượt cho quần chúng k/n vụ trang giành chính quyền.
  • Khi PX Nhật bị đồng minh đánh bại, Nhật ở Đông dương hoang mang. Lúc nạy quân Đồng minh chưa kịp vào Đông dương.
  • Qua cao trào chống Nhật cứu nước quần chiúng nhân dân đã chuẩn bị sẵn sàng chỉ chờ lệnh k/n.

       * khách quan:

  • Tháng 5/1945 PX  Đức  bị tiêu diệt, ngày 14/8/1945 PX Nhật bị đồng minh đánh bại, ngày 15/5/1945 Nhật ký hiệp ước đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện.

 Như vậy cách mạng tháng 8 nổ ra trong điều kiện chủ quan, khách quan đã chín muồi. Đó chính là thời cơ “ Ngàn năm có một” vì nó rất hiếm và rất quí, nếu bỏ qua thì thời cơ không bao giờ quay trở lại. Nhận thức rõ thời cơ có một không hai này Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Đây là thời cơ ngàn năm có một cho dân tộc ta vùng dậy. Lần này dù có phải thiêu cháy dãy Trường Sơn cũng quyết giành độc lập cho đất nước”.

Câu 9: Chủ trương của Đảng tiến hành cách mạng tháng 8/1945 là gì?

  • Ngày 13đến 15/8/1945 Hội nghị Đảng toàn quốc tại Tân trào-Tuyên Quang quyết định phát lệnh tổng k/n giành chính quyền trong cả nước. Thành lập Ủy Ban k/n ra quân lệnh số 1. kêu gọi toàn dân nổi dậy.
  • Ngày 16 đến 17/8/1945 Quốc dân đại hội tại tân trào – Tuyên quang. Đại hội tán thành chủ trương tổng k/n của Đảng và quyết định: Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca,dặt tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa, cử ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh đứng đầu. Đại hội đã quyết định những vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến vận mệnh đất nước,chuẩn bị những công việc cuối cùng cho tổng k/n

Hội nghi toàn quốc của Đảng và  Đại hội quốc dân đã thể hiện sự đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm giành độc lập tự do.

Câu 10: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8/1945? Nguyên nhân nào mang tính quyết định? Vì sao?

  1. Đối với dân tộc:
  • Cách mạng tháng 8/1945 đã phá tan hai xiềng áp bức của Pháp và Nhật, lật đổ chế độ phong kiến, đưa Việt Nam từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập. Lập được chế độ dân chủ cộng hòa,dưa dân ta từ thân phận nô lệ lên địa vị làm chủ nước nhà.
  • Cách mạng tháng 8 thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta – Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  1. Đối với thế giới:
  • Thắng lợi của cách mạng tháng 8 là thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhỏ yếutự giải phóng khỏi ách nô lệ thực dân.
  • Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước, các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.

        * Nguyên nhân thành công:

  1. Nguyên nhân chủ quan:
  • bất khuất của dân Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc
  • Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông dương đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo.
  1. Nguyên nhân khách quan:
  • Hoàn cảnh quốc tế vô cùng có lợi cho ta tạo nê thời cơ ngàn năm có một. để dân ta vùng dậy giành độc lập.
    • Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân mang tính quyết định vì: Nhân dân sẵn sàng, anh dũng đứng dậy đấu tranh. Đảng ta sáng suốt, tài tình nhận định đúng thời cơ.

B. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1946 ĐẾN 1954.

Câu 1: Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” trong hoàn cảnh nào?

      Sau khi ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 ta thi hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã ký, tranh thủ thời gian xây dựng và củng cố lực lượng.Pháp tăng cươnngf các hành động khiêu khíchgây chiến với ta nghiêm trọng nhất là ngày 18/12/1946gửi 2 tối hậu thưbuộc ta giải tán lực tự vệ chiến đấu giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Như vậy Pháp đã có dã tâm muốn xâm lược nước ta lần nữa.
Nhân dân ta muốn hòa bìnhđã nhân nhượng cho thực dân Pháp, nhưng do những hành động gây chiến của Pháp, chúng ta chỉ còn con đường cầm vũ khí đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do. Ngày 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

Câu 2: Đường lối kháng chiến của ta là gì? Phân tích.

       Đường lối kháng chiến của ta là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của Quốc tế.

  • Kháng chiến toàn dân biểu hiện ở toàn dân tham gia chiến đấu với mọi vũ khí có trong tay,chủ yếu là lực lượng tham gia của ba thứ quân(Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích).
  • Kháng chiến toàn diện diễn ra trên khắp các mặt trận (Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao) nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự.
  • Kháng chiến trường kỳ là kháng chiến lâu dài vừa đánh giặc, vừa xây dựng phát triẻn lực lượng.
  • Tụu lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: Dựa vào sức người, sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
    • Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa, nhằm chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Câu 3: Tại vì sao phải chiến đấu lâu dài và tự lực cánh sinh?

  • Thực dân Pháp thực hiện âm mưu “ Đánh nhanh, thắng nhanh”, để làm phá sản âm mưu đó ta phải đánh lâu dài.
  • Tương quam lực lượng giữa ta và địch không cân xứng, địch mạnh hơn ta cả về quân sự lẫn kinh tế.
  • Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ta càng đánh càng mạnh.
  • Tự lực cánh sinh vì lúc đầu ta bị bao vây cô lập chưa có sự giúp đơc của bên ngoài, mặt khác cuộc kháng chiến của ta phải do chính ta thực hiện là chính.

Câu 4: Tóm tắt diễn biến các chiến dịch trong  giai đoạn 1946 – 1954, kết quả và ý nghĩa  của  từng chiến dịch? (HS tự học)

Câu 5: Em hãy thống kê những kế hoạch thực dân Pháp và Mỹ đề ra trong quá trình xâm lược nước ta từ 1946 – 1954? Nội dung của nó? (HS tự học).

Câu 6: Tại sao ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch ĐBP diễn ra như thế nào?

      *  Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ là vì:

  • Kế hoach NaVa đã bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở ĐBP, biến ĐBP thành một pháo đài “ Bất khả xâm phạm” ở vừng núi Tây Bắc. Và biến ĐBP thành trung tâm điểm của kế hoach NaVa. Do đó muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm ĐBP.
  • Ngày 6/12/1953 TW Đảng họp nà nhận định: ĐBP Là tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở ĐBP là dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế bằng đường không.
  • Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm
  • Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường.

Trên cơ sở phân tích tình hình TW Đảng quyết định mở chiến dịch ĐBP, biến ĐBP thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch.
*Diễn biến chiến dịch:qua 3 đợt:

  • Đợt 1: (Từ ngày 13 đến ngày 17/3/1954):Ta tấn công vào căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu phía Bắc Đồi độc lập và bản kéo.
  • Đợt 2 (từ 30/3 dến 26/4/1954): Ta đồng loạt tấn công vào các cao điểm ở phân khu trung tâm Mường Thanh Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt nhất là ở đồn A1, C1. Vòng vây ngày càng bị khép chặt, đường tiếp tế dần dần bị cắt đứt.
  • Đợt 3 (Từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/1954): Quân ta đồng loạt tấn công vào trung tâm Mường Thanh vàmphân khu phía nam, chiều ngày 7/5 ta đánh vào sở chỉ huy địc. Đến 17 giờ 30 phụt ngày 7/5/1954 lá cờ “ Quyết chiến, quyết thắng” bay trên nóc hầm ĐờCátTơ Ri, Chiến dịch ĐBP toàn thắng,.

     * Kết quả: Sau 56 ngày đêm liên tục chiến đấu quân ta tiêu diệt và bặt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm  ĐBP 16.200 tên,  hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đập tan kế hoạch NaVa và mọi mưu đồ của Đế quốc Pháp – Mỹ.
*  Ý nghĩa cử chiến dịch ĐBP: Chiến thắng ĐBP đã đánh bại hoàn toàn kế hoạch NaVa của Pháp và Mỹ, xoay chuyển cục diện chién tranh, tạo thuận lợi cơ bảm cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta. Buộc Pháp, Mỹ phải ký hiệp định Giơ Ne Vơ.

Câu 7: Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ-Ne-Vơ? Ý nghĩa lịch sử của hiệp định?

  • Nội dung của hiệp định:
  • Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền  dân tộc cơ bản của 3 nước đông dương.là đôc lập, thống nhất  và toàn vẹn lãnh thổ.
  • Hai bên tham chiến (lực lượng kháng chiến ở đông dương và quân xâm lược Pháp) cùng ngừng bắn và lập lại hòa bình trên toàn cõi đông dương.
  • Thực hiện các cuộc di chuyển, tập kết ở hai vùng:  Quân đội cách mạng Viẹt nam và quân đội Pháp tập kết ở hai miền Bắc, Nam lấy vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị làm giới tuyến quân sự  tạm thời.
  • Việt Nam tiến tới thống nhật bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, tổ chức vào tháng 7/1956 dưới sự kiểm soát của ủy ban Quốc tế.

     *  Ý nghĩa của hiệp định Giơ Ne vơ:

  • Hiệp định GiơNeVơ cùng với chiến thắng ĐBP đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược VN và đông dương của Thực dân Pháp và bọn can thiẹp Mỹ.
  • Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, âm mưu của Mỹ muốn kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược đông dương bị thất bại.
  • Mièn Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.

Câu 8: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?

     *  Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp:
a/ Đối với dân tộc:
–  Chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp.
–  MB hoàn toàn giải phóng chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo cơ sở để giải phóng MN thống nhất đất nước.
b. Đối với thế giới:

  • Giáng một đòn nặng nề vàp tham vọng xam lược, nô dịch của chủ nghĩa Đế quốc. Góp phần làm tan dã hệ thống thuộc dịa của chúng.
  • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

     *  Nguyên nhân thắng lợi:

  • Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
  • Có hệ thống chính quyền, mặt trận, lực lượng vũ trang ba thứ quân, không ngừng lớn mạnh, hậu phương vững chắc.
  • Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông dương. Sự ủng hộ của các nước bè bạn như Trung quốc, Liên Xô các nước dân chủ nhân dân, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ trên thế giới.

Câu 9: Tại sao lại khẳng định chiến thắng ĐBP đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông dương?

      Tại vì:

  • Pháp, Mỹ đưa ra kế hoạch NaVa nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh trong vòng 18 tháng giành thắng lợi quyết định kết thúc chiến tranh. Để thực hiện kế hoạch NaVa Mỹ đã tăng viện trợ  cho Pháp, Pháp điều quân từ Đồng bằng Bắc bộ lên 12 tiểu đoàn, thúc ngụy quân bắt thêm binh lính.
  • Cuộc tấn công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 của ta buộc địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Kế họạch NaVa bước đầu bị phá sản. Buộc Pháp, Mỹ tập trunh xây dựng ĐBP thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông dương. – “Một pháo đại bất khả xâm phạm” chấp nhận cuộc chiến đấu với ta ở đây.
  • Ta quyết định mở chiến dịch ĐBP nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Lào. Sau 56 ngày đêm chiến đấu quân ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm ĐBP.
  • Chiến thắng ĐBP đã đập tan kế hoạch NaVa của Pháp, Mỹ tạo điệu kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi.
  • Chiến thắng ĐBP đã góp phần làm tan dã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị thế giới, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng. Chiến thắng ĐBP góp phần quyết định việc ký hiệp định GiơNevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Đông dương.

Các nước tham dự hội nghị công nhận độc lập chủ quyền của ba nước Đông dương, Pháp buộc phải rút quân về nước, Mỹ bị thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh ở Đông dương. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng  chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa./.

C. GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN 1975

Câu 1: Sau Hiệp định Giơ Ne Vơ tình hình nước ta như thế nào?

    Theo những điều khoản của hiệp định, trong thời gian 300 ngày hai ngừng bắn, tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực. Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh những qui định trên.
Phía Pháp vẫn còn ngoan cố, trì hoãn việc ngừng bắn. Ta tiếp tục đấu tranh quyết liệt, buộc Pháp phải thực hiện. Ngày 10/10/1954 Pháp rút quân khỏi Hà Nội, đến tháng 5/1955 Pháp rút hết quân ra khỏi Miền Bắc. Một nửa nước ta được giải phóng.
Miền Nam, Tháng 5/1956 Pháp rút quân, Mỹ nhảy vào dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông dương và Đông Nam Á.

 Câu 2: Từ năm 1954 đến năm 1973 Mỹ đã áp dụng ở Miền Nam những chiến lược chiến tranh nào? Em hãy hoàn thành những nội dung theo yêu cầu sau:

  • Tên kế hoạch chiến lược, thời gian.
  • Âm mưu, thủ đoạn là gì?
  • Những chiến thắng tiêu biểu của quân dân miền Nam?
  • Kết quả?

Câu 3: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) có điểm gì giống và khác nhau?

    * Giống nhau:

  • Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng.
  • Đều tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

   * Khác nhau:

Chiến lược chiến tranh cục bộ Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh
  • Tiến hành bằng quân đội Mỹ,quân đồng minh và quân đội tay sai.
  • Tiến hành ở miền Nam, mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.
  • Quân đội Mỹ  vừa trực tiếp chiến tranh, vừa làm cố vấn.
  • Tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, quân Mỹ cố vấn, phối hợp bằng hỏa lực và không quân
  • Tiến hành ở miền Nam, mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại, đồng thời còn tiến hành xâm lược Căm Pu Chia và Lào, mở rộng chiến tranh sang cả Đông dương.
  • Mỹ vừa làm cố vấn chỉ huy, vừa phối hợp chiến tranh.

 Câu 3: Quân dân VN, Lào, Căm Pu Chia đã giành được những thắng lợichung nào trên các mặt trận quân sự và chính trị chống chiến lược “ VN hóa và đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ (1969 – 1973).

   * Trên mặt trận chính trị:

  • Ngày 24, 25 tháng 4/ 1970 hội nghị các nhà lãnh đạo cấp cao của ba nước Đông dương họp khẳng định quyết tâm đoàn kết cùng nhau chống Mỹ.

   *  Trên mặt trận quân sự:
–  Quân dân ba nước đã phối hợp chiến đấu đập tan cuộc hsnhf quâm của 10 van quân  Mỹ, ngụy giải phóng nhiều vùng đất đai Căm Pu Chia, đập tan cuộc hành quân chiến lược cánh đồng Chum –  Xiêng khoảng (Lào).

  • Từ ngày 12 đến 23 tháng 3/ 1971 quân đội VN phối hợp với quân đội Lào đập tan cuộc hành quân “ Lam Sơn 719” của 4,5 van quân Mỹ, ngụy tại đường 9 Nam Lào.

Câu 4: Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 :Diễn biến,  ý nghĩa lịch sử và những hạn chế.

   * Diễn biến: 

  • Vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1/ 1968 (Đêm giao thừa tết Mậu Thân) quân và dân Miền Nam đồng loạt tấn công và nổi dậy hầu khắp các đô thị và nhiều vùng nông thôn quan trọng trên khắp miền nam (37/44 Tỉnh, 4/6 Đô Thị lớn).
  • Tại Sài Gòn quân giải phóng tấn công ở các vị trí đầu não của địch như Tòa Đại sứ, Dinh độc lập, Bộ tổng tham mưu của quân đội Sài gòn.
  • Sau 2 đợt tấn công ta gặp nhiều khó khăn, tổn thất khá nhiều do chủ quan, nóng vội.

   * Ý nghĩa lịch sử: Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ, buộc Mỹ phải “ Phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc,  buộc phải quay lại bàn đàm phán tại Pa Ri để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
*  Hạn chế:

  • Do ta chủ quan, đánh giá cao lực lượng của mình.
  • Do tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn,  kết thúc chiến tranh nhanh.
  • Chỉ đạo thiếu chủ động, không kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành phố về giữ vững vùng nông thôn để bảo toàn và củng cố lực lượng.

Câu 5: Cuộc tổng tấn công chiến lược năm 1972: Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa?

     *  Hoàn cảnh lịch sử:

  • Bước vào năm 1972, ta giành được nhiều thắng lợi trong những năm 1969,1970,1971 về quân sự, chính trị, cách mạng miền Nam có nhiều điều kiện và thời cơ thuận lợi cho cuộc tấn công chiến lượ mới trong năm 1971.
  • Ngày 30/3/1972 lợi diụng lúc địch sơ hở phán đoán sai thời gian, qui mô và hướng tiến công của ra. Vì vậy quân ta bắt đầu tấn công chiến lược theo đúng kế hoạch của quân ủy Trung ương đề ra.

     *  Diễn biến:

  • Ngày 30/3/1972 quân ta bắt đầu tấn công đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tấn công chủ yếu rồi phát triển rộng khắp chiến trường Miền Nam trong năm 1972.
  • Quân ta tấn công với cường độ nhanh, qui mô lớn tren khắp các địa bàn chiến lược quan trọng. Trong một thời gian ngắn quân ta đã chọc thủng ba phòng tuýen quan trọng của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.Tiêu diệt 20 vạn tên, giải phóng vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

     *  Kết nquả và Ý nghĩa lịch sử:

  • Sau 3 tháng, đến tháng 6/1072,  Loại khỏi vòng chiến đấu 20 vạn tên, giải phóng vùng đất đai rộng lớn ở Quảng Trị.
  • Cuộc tấn công chiến lược năm 1972 đã mở ra bước ngoặt lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giáng một đòn mạnh vào quân đội Sài gònvà quốc sách “ Bình định” của chiến lược  “VN hóa chiến tranh”, buộc Mỹ phải tuyên bố “ Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược, thừa nhận sự thất bại của chiến lược “ VN hóa chiến tranh”.

Câu 6:   Hội nhị Pa Ri: Diễn biến, nội dung và ý nghĩa lịch sử?

    *  Diễn biến hội nghị Pa Ri:

  • Hội nghị họp chính thức ngày 13/5/1968 giữa hai bên: Đại diện chính phủ nước VN dân chủ cộng hòa và đại diện chính pủ Hoa Kỳ. Ta đề nghị cuộc họp phải có đủ bốn bên, hai phía đó là: Chính phủ nước VN dân chủ cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng MN Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỹ và Chính quyền Sài gòn.
  • Ngày 25/1/1969 cuộc họp tiếp diễn gồm có đủ bốn bên, hai phía. Nhưng quan điểm của bốn bên trái ngược nhau, mâu thuẫn gay gắt làm cho cuộc họp căng thẳng, kéo dài.

+ Lập trường quan điểm của phía Việt Nam là: Mỹ phải rút hết quân và đồng minh ra khỏi miền Nam việt Nam. Phải tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
+ Về phía Mỹ: Đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút hết quân ra khỏi miền Nam. Từ chối việc ký vào bản dự thảo hiệp định do phía Niệt Nam đưa ra. Bí mật mở cuộc tập kích chiến lược bằng B52 ra miền Bắc (tháng 10/1972). Bắn phá ác liệt ở Hà Nội và Hải Phòng 12 ngày đêm (từ 18 đến 29/12/1972) với ý đồ buộc Việt Nam phải ký vào bản dự thỏa hiệp định do Mỹ đưa ra.

  • Kết quả: Mỹ bị thất bại, phái đối đầu mới một “ ĐBP Trên không” nên buộc phải trở lại bàn đàm phán và ký vào bản dự thảo hiệp định do ta đưa ra trước đó.

     *  Nội dung hiệp định (SGK trang 154)
     * ý nghĩa lịch sử:

  • Hiệp định pa Ri là kết quả của cuộc đấu tranh kien cường, bất khuất của quan và dân hai miền Nam, Bắc.
  • Là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợiđể nhân dân ta tiến hành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Câu 7: Chủ trương, kế hoạch giải phóng Miền Nam của Đảng  được đề ra như thế nào? Những điểm nào khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

  • Tính đúng đắn của kế hoạch là:  được đề ra trên cơ sở nhận định đúng tình hình, tương quan lực lượng ở miến Nam đã thay đổi có lợi cho cách mạng.
  • Kế hoạch đề ra: Cuối năm 1974 bộ chính trị BCH TW Đảng họp sau khi phân tích tình hình ở miền Nam đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 “: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng mièn Nam trong năm 1975”. Giảm thiệt hại vè người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế và các công trình văn hóa.

 Câu 8: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra như thế nào? (Chi tiết- SGK)

      Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 phát triển qua ba chiến dịch lớn:

  • Chiến dịch Tây Nguyên: bắt đầu từ ngày  (4/3 đến 24/3/1975).
  • Chiến dịch Huế – Đà nẵng: bắt đầu từ ngày (21/3 đến 29/3/1975).
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh: bắt đầu từ ngày (26/4 đến 30/4/1975)

Câu 9: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứư nước của nhân dân ta?

      *  Ý nhĩa lịch sử: (SGK)

  • Đối với dân tộc:
  • Đối với thé giới:

     *  Nguyên nhân thắng lợi: (Tự học SGK)

Câu 10: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ 1954 đến 1975) quân dân hai miền Nam-Bắc đã giành đuợc những thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược về quân sự, chính trị và ngoại giao?

  • Trong giai đoạn (1954 – 1960): Mở đầu bằng phong trào Đồng khởi đã phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyến Ngô Đình Diêm, làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh một phía” của Ai Xen Hao. Sự thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam (ngày 20/12/1960). Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân chống Mỹ – Ngụy.
  • Trong giai đoạn (1961 – 1965): Quân dân Miền Nam đánh bại chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ với các thắng lợi tiêu biểu như: Chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963), Đông xuân 1964 – 1965, Chống chiến dịch dồn dân lập ấp, phá ấp chiến lược.
  • Trong giai đoạn (1965 – 1968):  Nhân dân hai miền trực tiếp đánh Mỹ, nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” với những chiến thắng tiêu biểu như trận Vạn Tường – Đập tan cuộc hành quân thí điểm chiến dịch “ Tìm diệt” của Mỹ (tháng 8/1965). Đập tan hai cuộc phản công chiến lược hai mùa khô 1965 –1966 và 1966 – 1967 của Mỹ.Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Nhân dân miền Bắc đánh bại kế hoạch chiến tranh phá hoại MB, buộc Mỹ phải xuống thang tuyên bố ngừng ném bom MB, trở lại bàn đàm phán tại Pa Ri.(1/11/1968).
  • Trong giai đoạn  (1969 – 1973): Quân dân hai miền NB,phối hợp với quân dân Lào. Căm Pu Chia đánh bại chiến lược “ VN hóa và Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ, với những thắng lợi tiêu biểu như: Ngày 6/6/1969 thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa MN VN; Ngày 24/4/1970 hội nghị lãnh đạo cao cấp ba nước Đông dương họp ký cam kết cùng nhau chống Mỹ;  Cuộc tiến công chién lược năm 1972, đánh bại cuộc hành quân “ Lam sơ 719 của Mỹ ở đường 9 Nam Lào; Trận “ ĐBP trên không”; Ngày 27/1/1973 Hiệp định Pa Ri về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN.
  • Trong giai đoạn (1973 – 1975): Đánh bại chiến dịch “ Tràn ngập lãnh thổ” của địch, tiến lên đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, mở đầu bằng chiến thắng ở Phước Long  đến kết thúc bằng cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

D. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000.

Câu1:  Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước diễn ra trong hoàn cảnh nào? Được tiến hành như thế nào?

 * Hoàn cảnh lịch sử: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứư nước thắng lợi, nước ta đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Nhân dân hai miềnc ó nguyện vọng đất nước phải được thống nhất về mặt nhà nước.
* Tiến hành :

  • Tháng 9/1975: Hội nghi BCH TW Đảng lần thứ 24 họp đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
  • Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975: Hội nghi hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt nhà nược họp tại Sài gòn, hội nghị hòan toàn nhất trí với chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước của Đảng.
  • Ngày 25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước.
  • Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội họp phiên thứ nhất bầu các cơ quan và thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

Tại kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa VI đã quyết định:

  • Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định chuyển hướng cách mạng Việt Nam sang giai đoạn cách mạng XHCN.
  • Quyết định đổi tên nước là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kể từ ngày 2/7/1976. Quýêt định Quốc Kỳ, Quốc ca, Quốc huy. Quyết định thủ đô nước CHXHCN Việt Nam là  Hà Nội. Thành phố Gài gòn- Gia định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bầu các cơ quan và các chức lãnh đạo cao cấp của nhà nước: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ tịch Quốc hội…..
  • Ở Điạ phương tổ chức thành ba cấp chính quyền: Cấp Tỉnh- Thành phố trực thuộc TW; Cấp Huyện- Thị xã; Cấp xã – Thị trấn.
  • Quốc hội bầu Ủy ban dự thảo hiến pháp và quyết định khi chưa có hiến pháp mới thì nước CHXHCN Việt Nam tổ  chức các hoạt động dựa trên cơ sở hiến pháp 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chính thức được quốc hội thông qua vào ngày 18/12/1980. Đay là hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Câu 2: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam  trên con đường đi lên CNXH giai đoạn 1986 đến 2000 là gì?

     *  Hoàn cảnh lịch sử:

  • Trong nước:  Sau 10 năm cả nước thực hiện cách mạng XHCN, thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 – 1980; 1981 – 1985) bên cạnh những thành tựư đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Cách mạng Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, đưa nước ta lâm vào khủng hoảng.Do sai lầm nghiêm trọng và kéo dài chủ trương chính sách lớn, chỉ đạo chiến lược và chủ trương thực hiện.
  • Thế giới: Ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học – Kỹ thuật, làm thay đổi tình hình thế giới và quan hệ các nước.  Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc.

Trước tình hình thế giới và trong nước như vậy, để khắc phục, sủa chữa những sai lầm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh cách mạng tiến lên đòi hỏi Đảng và nhà nước phải tiến hành đổi mới.
*  Đường lối đổi mới:  Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra, được điều  chỉnh, bổ sung và phát triển qua các kỳ đại hội lần thứ VII (6/1991), Lần VIII (6/1996), lần IX (4/2001).

  • Đổi mởi đất nước đi lên CNXH không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bắng các biện pháp bước đi thích hợp.
  • Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tổ chức tư tưởng văn hóa. Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, trọng tâm đổi mới về kinh tế.

Leave a comment