Đã từng có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Việt Bấc” của Tố Hữu vừa là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son; vừa là bản hùng ca tráng lệ về một Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến. Qua đoạn tríchđã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến
Contents
Đã từng có ý kiến cho rằng: Bài thơ “Việt Bấc” của Tố Hữu vừa là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son; vừa là bản hùng ca tráng lệ về một Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến. Qua đoạn tríchđã học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu nội dung ý kiến trên và nét độc đáo riêng của thi phẩm.
2.Thân bài
a. “Việt Bắc” là khúc tình ca ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son.
– Bài thơ ra đời gắn với một sự kiện chính trị: Cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Bổn phương lồng lộng gió ngàn Việt Bắc về Hà Nội Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình. Tố Hữu đã sáng tạo thành khúc hát giao duyên, câu chuyện tâm tình. Vì thế, bài thơ như một khúc tình ca, bao trùm là nỗi nhớ thiết tha.
– Việt Bắc được kết cấu theo lối đổi đáp giao duyên của ca dao: Giữa hai nhân vật “mình – ta”, lời đối đáp giữa người đi và kẻ ở: Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Nhắc lại những kỉ niệm, hồi ức đẹp của những tháng ngày gian khổ trong mười lăm năm kháng chiến gắn bó với vùng đất cách mạng.
– Khắc sâu trong nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng về xuôi là hình ảnh: Cành và người Việt Bắc.
+ Thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng: Có ánh trăng lén đầu núi, sương sớm, nắng chiều, Cỏ núi, rìmg, sông, suối,… với những cái tên quen thuộc; với cảnh đẹp bốn mùa: đông, xuân, hạ, thu.
+ Con người Việt Bắc: Bình dị, cần cù trong lao động; thủy chung, ân nghĩa với cách mạng. Đó là sự đồng cam cộng khổ, cùng chung niềm vui và cùng gánh vác những nhiệm vụ nặng nề cùa cách mạng, của dân tộc.
– Ầm điệu thơ lục bát nhẹ nhàng, ngân nga; ngôn ngữ giản dị mà giàu hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật quen thuộc trong thơ ca dân tộc (ẩn dụ, hoán dụ, so sảnh, nhãn hóa, liệt kê, lặp, đối…) đã làm sáng lên vẻ đẹp trong truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam: uống nước nhớ nguồn, đùm bọc, yêu thương; đoàn kết…
b. “Việt Bắc” tả bản hùng ca tráng lệ về một Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến
– Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện được tái hiện sinh động. Việt Bắc hiện lên như một dũng sĩ hiên ngang; các ngả đường tiến quân “rầm rập” như gọng kìm xiết chặt quân thù.
– Bức tranh Việt Bắc ra quân giữa một không gian núi rừng rộng lớn: Những đoàn người tấp nập: Bộ đội, dân công, những đoàn xe… Tiến ra trận có đủ mọi tầng lớp, là khối đoàn kết toàn dân tộc:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đò đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lừa bay.
Hình ảnh kì vĩ, âm thanh hào hùng, sôi nổi, khí thế náo nức, khẳng định sức mạnh của một dân tộc.
– Những kì tích, những chiến công gắn với những địa danh, với tên đất. tên núi: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phổ Ràng, Cao – Lạng, Điện Biên,…
– Việt Bắc là quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Bằng những biện pháp nhân hóa, cường điệu; bút pháp lãng mạn kết hợp khuynh hướng sử thi… tạo nên những hình ảnh kì vĩ, bay bổng, vẫn là thể thơ lục bát nhưng Tố Hữu lại biến hóa từ giọng điệu tha thiết, êm ái thành giọng điệu hào hùng, sảng khoái —> sáng tạo hiếm có ở thể thơ này.
3. Kết bài
– Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên và sáng tạo độc đáo của nhà thơ Tố Hữu.
– Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói riêng, của thơ Tố Hữu nói chung và sức sống của tác phẩm trong lòng độc giả.