Bài học rút ra từ tác phẩm Bàn Về Đọc Sách

0

Mỗi một tác phẩm văn học sẽ có một thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm vào đó dành cho người đọc. Bàn về đọc sách của Chu Quang Thiềm cũng vậy, tác giả cũng gửi gắm những bài học, những thông điệp mà các em lớp 9 cần rút ra. Ở bài viết này chúng ta sẽ cũng tìm đến 2 bài học cơ bản từ tác phẩm bàn về đọc sách.

Bài học 1

Đề bài: Phát biểu điều em thấm thía sau khi đọ văn bản ” Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.

Gợi ý trả lời:

– Bài “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều, đọc rộng, đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.

– Người ta thường nói: ” Sách mở ra một chân trời cảm xúc mới“. Do vậy, ta càng đọc sách thì sách càng làm cho ta gắn bó với thế giới và cuộc đời trở nên rực rỡ và có ý nghĩa. Làm sao ta biết cuộc đời éo le của những con người cùng khổ trên mọi miền đất nước, phải chăng là do sắp đặt? Chính sách đã an ủi phần nào cho cuộc sống của ta để khi nhìn lên thì cũng chẳng bằng ai, nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Song, ta cũng thấy rằng, có những người sống một cách vui thú, sung sướng mà không một người nào xung quanh ta biết sống như thế!

– Sách sẽ làm Trái Đất tràn ngập những nỗi niềm buồn vui và những cái tốt đẹp. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy với những dấu hiệu và những từ. Có lúc ta khóc khi ta đọc sách với những việc hay, với những con người tốt bụng, hiền lành. Họ thật gần gũi và đáng mến làm sao! Càng đọc sách thì càng điềm tĩnh hơn, làm việc hợp lí hơn, ít để ý đến những chuyện bực bội trong cuộc sống. Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên ta đã tách ra khỏi con thú để vươn đến con người, đến gần với quan niệm cuộc sống mà mình đang có và đang vươn tới.

Bài học 2

Đề bài: Viết 1 đoạn văn nêu bài học rút ra sau khi học xong bài “Bàn về đọc sách”

Qua bài Bàn về đọc sách tác giả cho ta biết muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả thì trước hết phải biết lựa chọn sách để đọc. Đọc sách không cốt lấy nhiều mà phải đọc cho tinh, tìm tòi cho kỹ. Bởi mục đích cuối cùng của việc đọc sách là những tri thức tức chất lượng không phải là số lượng nhiều mà đầu óc sáo rỗng. Ngoài sách chuyên phổ thông cần tham khảo sách chuyên môn để mở rộng tầm hiểu biết.

Trong khi đọc sách cần phải có cơ sở của những môn học khác tức phải có sự liên hệ giữa những kiến thức mình đã biết và những kiến thức mình đang học hỏi. Theo tác giả đọc sách có hiệu quả cần có những cách đọc hợp lí đúng đắn. Không nên đọc đọc lướt mà đọc phải có hệ thống, vừa đọc, vừa suy ngẫm ” trầm ngâm tích lũy tưởng tượng ” thì những tri thức trong sách ta có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ. Không nên đọc sách một cách tràn lan mà phải đọc có hệ thống, cần đọc trọng tâm và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

Từ đó, cho ta thấy việc đọc sách vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người đặc biệt là trong xã hội ngày một phát triển. Sách chứa đựng những tri thức, hiểu biết về tự nhiên, xã hội mà ông cha ta đã tích lũy tữ ngàn đời. Sách bao gồm tất cả các lĩnh vực của đời sống, vì vậy sách vở chính là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, là một nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể thỏa sức tìm tòi học hỏi làm cơ sở cho mọi người sáng tạo giúp chúng ta nâng cao vốn hiểu biết. Với mọi người đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống là sự chuẩn bị để tiến hành con đường học vấn, tích lũy kiến thức.

Leave a comment