Phân tích chi tiết bài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

0

Phân tích chi tiết bài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn vừa được review.tip.edu.vn cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.

Bài làm

1. Kết cấu của đoạn trích

Có thể chia đoạn trích thành hai phần.

Phần 1: Từ đầu đến “mới cho Quốc Tảng vào viếng”.

Phần 2: Tiếp theo cho đến hết.

Phần 1 bắt đầu bằng điềm gở là “sao sa” trùng với việc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm và nhà vua đích thân tới nhà riêng thăm. Nhân chuyện này, tác giả kể lại đạo trung quân, và lòng tận tụy vì nước vì dân của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lí giải vì sao ông lại được các vua Trần tôn trọng hỏi ý kiến về việc quốc gia đại sứ như thế.

Phần 2 bắt đầu bằng việc Trần Quốc Tuấn mất. Kế tiếp các công lao của bài ông lúc sinh thời để giải thích vì sao khi mất đi, ông được ban tặng danh hiệu Thượng phụ. Nhấn mạnh việc ông không lạm dụng quyền lực được vua ban cho và việc ông chú ý giáo dục đạo trung cho tướng sĩ.

Như vậy, một điểm cần chú ý là đối với các nhân vật lịch sử, người chép sử thường đưa ra một cái nhìn tổng kết đánh giá khi nhân vật đó qua đời hay sắp qua đời. Công thức phổ biến là bắt đầu bằng sự việc nhân vật đó đau ốm, qua đánh giá về nhân vật đó, Đây là một biểu hiện của quan niệm cái quan sự định đóng nắp quan tài thì sự nghiệp mới phán định được) hay cái quan luận định đóng nắp quan tài thì mới luận định sự nghiệp): sự nghiệp hay dở thế nào khi chết mới có thể đánh giá được.

2. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với tư cách một nhân vật lịch sử

Tác giả ca ngợi những phẩm chất sau của Trần Quốc Tuấn:

Là một nhà chính trị có tầm tư tưởng chiến lược: Đời Trần, hiểm họa xâm lược của nhà Nguyên là mối đe dọa thường xuyên đối với Đại Việt. Trần Quốc Tuấn thường được hỏi ý kiến về kế sách giữ nước ( tức là chiến lược giữ nước).

Trong đoạn trích, ông nêu lên chiến lược giữ nước “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Khoan thư là chính sách đối với dân khoan hòa, rộng rãi để nhân dân có cuộc sống dễ chịu. Nhờ đó, người lãnh đạo được nhân dân ủng hộ, đạt được sự đoàn kết nhất trí của toàn xã hội. Phan tích bài học lịch sử cho thấy chiến lược đó đã được các triều đại vận dụng thành công như thế nào. Đời Đinh, Lê “Trên dưới một dạ, lòng dân không lìa” mà phá được quân Tống. Ngay trong đời Trần, “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức”. “Khoan thư sức dân” thực chất là chính sắc thân dân, lấy dân làm gốc mà các nhà nho thời Lí – Trần đề cao.

Một con người trung hiếu vẹn toàn. Mặc dù trước khi mất, cha để lại lời trối trăng: “con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”, .Trần Quốc Tuấn “ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”. Trong hoàn cảnh đất nước cần có sự ổn định và sức mạnh để chống lại các cuộc xâm lăng của quân Nguyên, đạo trung hiếu thực chất bảo đảm sực đoàn kết nội bộ. Là một người thuộc hoàng tộc nhà Trần, cha lại có mói hiềm khích riêng với Trần Thái Tông nên Trần Quốc Tuấn ý thức sâu sắc về sự đoàn kết nội bộ. Là một người thuộc hoàng tộc nhà Trần, cha lại có mối hiềm khích riêng với Trần Thái Tông nên Trần Quốc Tuấn ý thức sâu sắc về sự đoàn kết nội bộ như là một cội nguồn sức mạnh. Một phần quan trọng của đoạn trích kể về ý thức đoàn kết một lòng không chỉ trong hoàng tộc mà nói chung tướng sĩ trên dưới. Bản thân ông là người mẫu mực về đạo trung, đồng thời là một trí thức uyên bác; ông cũng soạn nhiều tài liệu về binh pháp như Binh gia diệu lí yếu lược và tài liệu giáo dục (Hịch tướng sĩ) khích lệ tướng sĩ dưới quyền theo đạo trung. Bởi thế, dưới trướng ông, có nhiều môn khách về văn chương và chính sự.

Do những công lao của ông đối với đất nước, Trần Quốc Tuấn được nhà Trần đánh giá cao, được lập sinh từ (Đền thờ sống). Trần Thánh Tông soạn bài văn bia ở sinh từ ví ông với Thượng phụ, tức lã Vọng. Nhân dân tưởng nhớ ông theo cách riêng của mình: “hễ có tai nạn, dịch bệnh, nhiều người cầu đảo ông”, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm cớ tiếng kêu thì thế cũng thắng lớn”.

3. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn với tư cách một nhân vật văn học.

Là một nhân vật văn học, Trần Quốc Tuấn trong đoạn trích đã được xây dựng theo bút pháp miêu tả nhân vật trong văn học tự sự. Nhờ đó, hình tượng nhân vật có tính tạo hình cao, sinh động. Nhân vật có đời sống nội tâm.

Lòng trung quân, ý thức đoàn kết trên dưới một lòng của ông được thể hiện bằng những sự kiện có chọn lọc, có tính điển hình. Người xưa đã từng ý thức được sự khó khăn của việc khắc họa nội tâm nhân vật. Theo Đại Việt sử kí toàn thư, năm 1324, vua Trần Minh Tông ban tặng cho Trần Bang Cẩn một bức tranh và một bài thơ tứ tuyệt trong đó có hai câu:

Phong lưu nhất đoạn hồn miêu tận,

Tâm lí nan miêu cảnh cảnh đan.

(Mọi nét phong lưu có thể vẽ rõ hết,

Nhưng không thể vẽ rõ được tấm lòng trung).

Vì thế, cần chú ý đến các biện pháp khắc họa tâm lí nhân vật ở đoạn trích.

Phần 1, kể khi “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ốm. vua ngự tới nhà thăm “.Trần Quốc Tuấn có suy nghĩ riêng về lời cha dặn lúc lâm chung, ông “để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải”.

Khi còn nắm binh quyền trong tay, ông “đem lời cha dặn” nói chuyện với hai gia no, hai người có lời can ngăn khảng khái, ông “cảm phục đến khóc khen ngợi hai người”. Chú ý: gia nô tức là những người nô tì, có địa vị rất thấp trong xã hội nhưng ông đã hỏi ý kiến họ và cảm phục họ. Chi tiết này khó kiểm tra: có thể có thực mà có thể hư cấu. Điều quan trọng là hai người gia nô đã phản đối một việc làm lẽ ra có lợi cho họ (họ là người thân cận tất nhiên sẽ được hưởng phú quý khi ông làm vua) và phản ứng của ông là khóc vì cảm phục. Nhà viết sử thông qua miêu tả ” phản ứng” của nhân vật đối với lời nói của người khác để bộ lộ nội tâm nhân vật.

Tiếp tục quan sát “phản ứng” của nhân vật, tác giả kể việc ông hỏi chuyện hai người con trai. Người con (Hưng Vũ Vương) khuyên không nên cướp ngôi, ông “ngầm cho là phải”. đối với Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, khuyên nên giành ngôi, ông phản ứng quyết liệt không chỉ bằng ý nghĩa mà bằng cả hành động và lời nói: ông rút gươm định giết Quốc Tảng. Người con trai cả khóc lóc van xin cho em, ông mới tha nhưng dặn “sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”. Đậy nắp quan tài tức là ông không muốn nhìn mặt đứa con từng khuyên ông điều bất trung. Đây là tình huống giàu kịch tính khắc họa chân dung nhân vật khá sinh động.

Phần 2, bằng biện pháp liệt kê nhiều sự kiện khác nhau, từ lời nói, việc làm, kể cả việc trước sách vở, tác giả đã giúp người đọc hình dung diện mạo tinh thần, trí tuệ, nhân cách đạo đức cao đẹp của Trần Quốc Tuấn. Là người có nhiều quyền lực không lạm quyền lực nhưng không lạm quyền, là người tôi trung, ông chú ý giáo dục lòng trung cho tướng sĩ dưới quyền. Là người có tài nhưng cũng rất rộng lượng ông đã tiến cử nhiều người tài năng cho đất nước. Là một vị tướng, đồng thời là một chiến lược gia, một nhà binh pháp nổi tiếng. Trần Quốc Tuấn đã soạn nhiều sách binh pháp và tài liệu giáo dục, cổ vũ lòng trung hiếu cho tướng sĩ.

Tác giả đã kết hợp ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật để khắc họa tính cách nhân vật. Trong đoạn trích, bên cạnh ngôn ngữ của người kể chuyện ta đã bắt gặp ngôn ngữ nhân vật. Câu nói: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” đã đi vào trí nhớ của hàng triệu của hàng triệu người đọc các đời sau, khắc họa nhân cách, khí phách của Trần Quốc Tuấn, đồng thời làm sống lại hào khí Đông A một thuở.

Cách giới thiệu, đánh giá nhân vật từ các góc độ khác nhau: chúng ta có thể bắt gặp cái nhìn nhiều chiều đối với nhân vật trong đoạn trích. Ngoài lời khen, bình luận của người kể chuyện là tác giả, ta thấy có sự đánh giá của các vua Trần Thánh Tông soạn bài văn bia ở sinh từ ca ngợi ông; giặc Nguyên biết tiếng ông “chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương mà không dám gọi tên” (Giặc xâm lược cũng phải kính nể); nhân dân cầu đảo ông khi có tai nạn, dịch bệnh (Nhân dân dặt niềm tin rất lớn vào ông); khi đất nước có giặc ngoại xâm, nhân dân đến lễ ở đền ông để cầu “thắng lớn”. Cách giới thiệu nhân vật nhiều chiều như vậy tạo nên vẻ sinh động, chân thực của hình tượng nhân vật.

Leave a comment