Mở bài Sống Chết Mặc Bay của Phạm Duy Tốn
Contents
- 1 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 1
- 2 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 2
- 3 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 3
- 4 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 4
- 5 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 5
- 6 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 6
- 7 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 7
- 8 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 8
- 9 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 9
- 10 Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 10
Mỗi bài văn sẽ có một cách mở bài khác nhau, ở bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến các em một số mẫu mở bài tác phẩm sống chết mặc bay hay nhất. Nội dung chi tiết các em xem bên dưới nhé.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 1
Phạm Duy Tốn nhà văn, nhà báo nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Ông để lại số lượng tác phẩm không nhiều – chỉ có bốn truyện ngắn nhưng ông luôn được đánh giá là nhà văn có vị trí mở đầu cho xu hướng viết truyện hiện đại. Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Tác phẩm đã dựng lên bức tranh về cuộc sống người dân, cũng như bộ mặt của giai cấp cầm quyền trong xã hội cũ.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 2
Trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được in trên báo Nam Phong, số 18, năm 1918. Đến năm 1989, Nhà xuất bản khoa học xã hội tuyển chọn đưa vào tập Truyện ngắn Nam Phong. Tác phẩm được xem là “bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn Việt Nam hiện đại bởi lẽ nó là một trong những truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ, mặc dù cách diễn đạt vẫn còn lưu lại khá rõ dấu ấn của văn học trung đại (lối văn biền ngẫu).
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 3
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được xem là “bông hoa đầu mùa” vì đây là truyện ngắn đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ. Dù vẫn còn mang những dấu ấn của văn học trung đại cả về nội dung lẫn hình thức những vấn đề được phản ánh lại có giá trị đến tận hôm nay. Nổi bật ở tác phẩm này chính là sự đối lập nhau của hai giai cấp khi đứng trước vấn đề cấp bách sống còn của nhân dân.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 4
Dòng văn học hiện thực phê phán là một trong những dòng văn học tiêu biểu của Việt nam vào đầu những năm 20-30 của thế kỉ XX. Dòng văn học này nổi lên với những tên tuổi đình đám như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Phạm Duy Tốn… Trong các phẩm của các nhà văn này, Sống chết mặc bay là tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn cho Phạm Duy Tốn, cũng là tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 5
Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 6
Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn đầu tiên sáng tác văn học theo chủ nghĩa hiện thực. Ông tập trung vào những tác phẩm văn học mang tính chất hiện thực và viết về những con người trong thời kì này. Nổi bật trong số những tác phẩm của ông chính là tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Qua tác phẩm, chúng ta thấy được xã hội thối nát của thời kì lúc bấy giờ cùng những khó khăn của những người nông dân luôn phải đối mặt với bão lũ nhưng lại không nhận được sự chăm lo của quan phụ mẫu- những người đáng lẽ phải chăm lo cho cuộc sống của người dân nhiều nhất.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 7
Phạm Duy Tốn (1883 – 1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây; sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội),ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông là “Sống chết mặc bay”.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 8
Phạm Duy Tốn sinh ra trong thời đại lịch sử đầy bão tố. Tuy viết ít nhưng những tác phẩm của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Ông đã trở thành một trong những người tiên phong mở lối cho giai đoạn thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam cách tân giai đoạn sau này.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 9
Phạm Duy Tốn là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới trong nền văn học Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường phản ánh rất chân thực và sống động hiện thực. Nổi bật trong số đó là tác phẩm “Sống chết mặc bay” được ông sáng tác trong thời kì xã hội đã có nhiều tiến bộ. Câu chuyện tái hiện lại khung cảnh hỗn loạn của những người nông dân và những viên quan lại trong đêm nước lũ dâng cao. Một bức tranh phản diện nhưng lại thể hiện chân thực được cuộc sống lúc bấy giờ.
Mở bài sống chết mặc bay mẫu số 10
“Sống chết mặc bay” là một tác phẩm nổi tiếng, làm nên tên tuổi của tác giả Phạm Duy Tốn. Đây là một tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán đầu những năm 20-30 của thế kỉ XX.
Truyện được đăng trên tạp chí Nam Phong số 18 tháng 12 năm 1918, là thể truyện ngắn hiện đại gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay từ nhan đề của tác phẩm. Nhan đề “Sống chết mặc bay” đã gợi được sự mới lạ và trí tò mò của người đọc. Tác giả Phạm Duy Tốn đã rất sáng suốt khi dùng vế đầu của câu tục ngữ “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” để làm nhan đề cho tác phẩm này.