Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” – Ngắn gọn nhất

0

Soạn bài Tựa “Trích diễm thi tập” – Ngắn gọn nhất vừa được review.tip.edu.vn cập nhật mới nhất. Các em học sinh hãy tham khảo và tải đề thi theo thông tin bên dưới nhé. Chúng tôi hi vọng với đề thi này sẽ giúp các em củng cố kiến thức của mình cho những kì thi sắp tới.

I. Đọc – hiểu
Câu 1:
Bốn nguyên nhân chủ quan là:
– Chỉ thi nhân mới thấy được cái hay cái đẹp của thơ ca
– Người có học thì ít để ý đến thơ ca
– Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì
– Chính sách in ấn của nhà nước
Hai nguyên nhân khách quan là:
– Thời gian làm hủy hoại sách vở
– Binh hỏa(chiến tranh, hỏa hoạn) làm thiêu hủy tịch thư
Câu 2:
Việc sưu tầm thơ ca vào thời của tác giả là hết sức khó khăn, vất vả. Trước hết, các tịch thư cũ không còn, tác giả phải “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”, “hỏi quanh khắp nơi’, “thu lượm thêm thư của các vị hiện đang làm quan trong triều’ rồi phân loại chia quyển
Câu 3:
Cảm nghĩ về việc biên tập của tác giả:
– Là công việc hết sức khó khăn, gặp nhiều trở ngại
– Công việc đó thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc
– Công việc đó có ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần và đáng được trân trọng.
Câu 4:
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc: “Như nước Đại Việt ta từ trước  Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ”…
II. Luyện tập
Ngoài bài tựa của Trần Đức Lương, bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, còn nhiều tác phẩm của các tác giả khác như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt (mặc dù chỉ là gián tiếp), Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Bài kí đề danh bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung là những dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn. nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc. Điền hình như một vài câu sau đây trong ‘Đại cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi:
– “Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
– “Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Leave a comment