Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) ngắn gọn

0

Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) ngắn gọn

Bố cục

Phần 1 (từ đầu… Phăng tin tắt thở): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van- giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin

+ Phần 2 ( còn lại) Giăng Van- giăng khôi phục uy quyền

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Gia- ve và Giăng Van – giăng có sự đối lập về tính cách, tác giả sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ

* Nhân vật Gia- ve

– Nói những lời cộc lốc, thô bỉ

– Lời nói chưa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”

– Cặp mắt nhìn như cái móc sắt

– Cái cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng

→ Phóng đại giúp ta nhìn thấu tỏ nét điển hình của tên ác thú

* Nhân vật Giăng Van- giăng: đẹp đẽ, lí tưởng

– Nhẹ nhàng điềm tĩnh, khi thì thậm hạ giọng

– Như một anh hùng, vị cứu tinh trong mắt Phăng-tin

→ Nhân vật được lãng mạn hóa, trở nên phi thường, hội tụ tình yêu thương

Câu 2 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve

– Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi

+ Những tiếng “thú gầm”

+ Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt

+ Túm lấy cổ áo

+ Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng

– Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)

– Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve

+ Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương

– Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú

Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Đoạn văn từ “Ông nói gì với chị?” đến “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của nhà văn

Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại đề”)

+ Trữ tình ngoại đề là một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm…

+ Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ, những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn với người đọc…

– Lưu ý: nếu lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn, sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng chất lượng tác phẩm

Câu 4 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa:

– Phăng tin khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt hiện lên “nụ cười không sao tả được”

– Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như “một người mẹ sửa sang cho con” thì “gương mặt Phăng- tin sáng rỡ lên một cách lạ thường”

– Chỉ là ảo tưởng do người khác quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van- giăng

→ Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van- giăng

LUYỆN TẬP

Bài 1( trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Trong đoạn trích, Phăng tin là nhân vật chính. Tác giả sử dụng nghệ thuật đối lập để khắc họa hình tượng nhân vật này

Sự đối lập: Phăng tin (nạn nhân) > < Gia- ve ( Đao phủ)

Phăng tin (người chịu ơn) > < Giăng Van-giăng (Vị anh hùng)

Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật Phăng- tin tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van- giăng đến lo lắng, sợ hãi

+ Phăng- tin sụp đổ khi niềm tin về một chỗ dựa có thể giúp đỡ vượt qua cái ác bị đổ vỡ

+ Nhưng ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường: niềm tin vào tình yêu thương, sự công bằng

+ Trên phương diện tuyến nhân vật thì Phăng-tin và Giăng Van- giăng cùng chung tuyến nhân vật khi cả hai đều là nạn nhân của Gia-ve

Câu 2 (Trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Vai trò của Phăng- tin trong diễn biến cốt truyện

– Nhân vật Phăng tin là trung tâm của cuộc đấu tranh Thiện- Ác

+ Câu chuyện về số phận nhân vật này mà các nhân vật đối lập như Giăng Van-giăng và Gia-ve được thể hiện nổi bật

Câu 3 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Trong đoạn trích việc phân tuyến nhân vật rõ ràng, có nhiều điểm tương đồng với văn học dân gian:

+ Cách phân tuyến nhân vật kiểu Thiện – Ác (Phăng- tin, Giăng Van- giăng > < Gia-ve

+ Các tuyến nhân vật xung đột mạnh mẽ, quyết liệt làm nổi bật tính cách nhân vật, tư tưởng, chủ đề tác phẩm

Leave a comment