Top 10 loại bánh đặc sản miền Tây dễ làm tại nhà
Contents
Những loại bánh đặc sản miền Tây luôn là thứ hấp dẫn với những du khách khi ghé đến Đồng bằng sông Cửu Long. Về số lượng thì có rất nhiều loại bánh khác nhau ở miền tây, còn về chất lượng thì loại nào cũng có hương vị thơm ngon, dễ ăn và dễ gây nghiện. Trong bài viết hôm nay toplist sẽ giới thiệu đến bạn cách làm các loại bánh đặc sản miền Tây thơm ngon, hấp dẫn tại nhà.
Bánh bò thốt nốt
Nguyên liệu:
- Đường thốt nốt 200 gr
- Bột gạo 200 gr
- Bột năng 60 gr
- Men nở 8 gr
- Nước dừa tươi 350 ml
- Nước lọc 40 ml
- Dụng cụ thực hiện: Rây bột, tô lớn, nồi hấp, que đánh trứng, phới trộn, chén,….
Cách làm:
- Ủ men nở: Cho 40ml nước lọc vào chén nhỏ. Cho 1 muỗng đường trắng và 8gr men nở vào, trộn đều thành hỗn hợp mịn. Ủ trong vòng 10 phút.
- Làm bột bánh: Cho 200gr bột gạo và 60gr bột năng vào tô, thêm một muỗng nhỏ muối, dùng que đánh trứng trộn đều hỗn hợp này lại với nhau. Sau đó, bạn rây bột cho mịn, không vón cục. Cho vào hỗn hợp bột đã rây men nở đã ủ chuẩn bị ở bước 1, rồi cho thêm 250 ml nước dừa tươi vào hỗn hợp bột. Dùng phới trộn đều cho tan đều với nhau, cho đến khi đạt độ lỏng như hình. Cuối cùng là ủ bột trong vòng 1 tiếng.
- Nấu nước đường thốt nốt: Cho 100ml nước dừa tươi vào nồi, cho thêm 200gr đường thốt nốt vào. Đảo đều tay cho đường tan hết tạo thành dung dịch nước đường có màu như hình.
- Hoàn tất phần bột: Bột sau khi ủ 1 tiếng đã lên men, bạn dùng phơi trộn lại một lần nữa cho đều, sau đó cho thêm nước đường thốt nốt đã nấu vào tô, thêm một muỗng canh dầu ăn. Trộn đều hỗn hợp sau đó tiếp tục ủ thêm 2 tiếng.
- Hấp chín bánh: Phết dầu ăn vào thành khuôn cho khỏi dính, lót thêm giấy nến dưới đáy khuôn để dễ lấy bánh ra. Cho hỗn hợp bột đã ủ ở trên vào khuôn. Chuẩn bị nồi nước hấp, cho bánh vào nồi, dùng một khăn vải đậy lại phía trên cho nước không nhỏ xuống phần bánh, bề mặt bánh sẽ đều và ngon hơn. Đậy nắp và hấp trong khoảng 20 phút.
- Thành phẩm: Bánh bò thốt nốt sau khi làm sẽ có màu vàng ươm đẹp mắt, bánh xốp nhẹ, không quá khô hoặc bị bứ bột. Bạn có thể dùng bánh với nước cốt dừa nấu lên, thêm chút mè rang. Từng chiếc bánh nhỏ xinh, ngọt thơm với hương vị của thốt nốt và chút béo ngậy của cơm dừa, thêm chút bùi bùi của mè rang hòa quyện tạo nên sự tuyệt vời mà không món bánh nào khác có được.
Bánh lá dừa
Nguyên liệu:
- 15 Lá dừa nước non (còn màu xanh vàng nhạt).
- 30 cọng dây cột bánh (bạn nên chọn dây dừa được làm từ cọng lá dừa nước non cột rất chắc bánh ngon mà an toàn sức khoẻ) hoặc bạn có thể thay cột bằng dây nhựa (1 cuộn).
- 400 gram Gạo nếp dẻo (bạn cần chọn loại ngon và dẻo để không giảm độ ngon của bánh).
- 100 gram đậu (đậu đen ngon nhất, đậu trắng, đậu đầm vẫn được).
- 200 gram cơm dừa khô mềm xay (hoặc nước cốt dừa).
- Lá dứa hoặc vani để tăng hương thơm cho bánh.
- 300 gram Đường, 1 muỗng café muối.
- 5 trái Chuối xiêm chín mùi.
- 1 cái nồi thật to để hấp bánh nữa …
Cách làm:
- Sơ chế: Lá dừa nước non bạn rửa sạch lau khô phơi nắng khoảng 1h cho lá mềm dễ quấn, sau đó bạn cuộn lá sẳn thành thành 1 cái ống, bạn cứ quấn vòng quanh che đi 2/3 vòng cũ là được. Dây, nồi lá dứa rửa sạch. Nếp bạn ngâm trước khoảng 12h cho sạch và mềm hoặc bạn có thể xào thay thế ngâm, đậu rửa sạch để ráo nước. Chuối chín lột vỏ và lột cả gân chuối, cắt đôi.
- Bạn sẽ bắt đầu ướp chuối với đường và 1 ít muối trong 30 phút để chuối thấm đều. Đậu bạn luộc vừa chín mềm, không để nức hạt đậu sẽ mất ngon, sau đó để ráo nước. Tiếp theo là nếp xào, bạn cho nếp, đậu, dừa xay (cốt dừa), đường, ít muối, vani vào và trộn đều thành 1 hỗn hợp sau đó bắt chảo lên xào khoảng 15 phút.
- Dùng lá dừa đã được quấn sẳn bỏ vào đó 1 ít hỗn hợp nếp trên, sau đó cho chuối vào và cứ thể bỏ hỗn hợp nếp vào đến khi đầy, gập đầu lá lại, quấn dây 2 vòng ngang 2 đầu bánh để cố định bánh, vậy là xong quá trình gói bánh lá dừa nhân chuối, cứ thế mà làm đến hết nguyên liệu.
- Sau đó bạn dùng cái nồi to đã chuẩn bị sẳn, để bánh vào nồi (nhớ là cách thuỷ) và bỏ vào 1 cén muối (tránh việc bánh chín không đều), và nhớ bỏ vào thật nhiều nước (vì chúng ta phải nấu đến 2h), sau 2 giờ đều lửa nồi bánh đã chín những cái bánh đã chín có màu ngã vàng cam. Và bạn thưởng thức ngay thôi nào.
Bánh bò nhân dừa
Nguyên liệu:
- 300 gam bột năng
- 50 gam bột gạo
- 300 nước cốt dừa
- 5 gam bột nở
- 4-5 quả trứng gà
- 100 gam dừa nạo
- 1 bát nhỏ nước lá dứa
- Đường, muối, dầu ăn/bơ
Cách làm:
- Lấy 1 âu to, cho nước cốt dừa + nước lá dứa + đường khuấy đều.
- Trứng gà đập ra tô, đánh tan rồi cho trứng gà vào hỗn hợp nước cốt dừa lá dứa đánh đều lại một lần nữa.
- Dừa nạo nhỏ. Bắc chảo nhỏ lên bếp và xào qua dừa nạo với 1 chút đường để tạo vị thơm ngọt. Sau khi dừa nạo đã ngấm đường, trút ra đĩa.
- Cho bột gạo, bột năng, bột nở ra tô, thêm 1/ 4 thìa cà phê muối và trộn đều, sau đó rây lại hỗn hợp bột này cho mịn. Tiếp đến bạn cho hỗn hợp bột vào hỗn hợp trứng nước cốt dừa lá dứa đã làm trước đó khuấy đều và rây lại lần nữa.
- Rửa sạch các bát nhỏ hoặc khuôn đựng bánh, lau khô, phết 1 lớp bơ hoặc dầu ăn mỏng vào khuôn, làm nóng rồi cho hỗn hợp bột vào, cho khuôn bánh vào ngăn giữa của lò nướng 45-50 phút là bánh chín. Nếu không có lò nướng, bạn có thể đổ hỗn hợp này vào nồi cơm điện đã phết bơ hoặc dầu ăn, nấu như bình thường.
- Muốn biết bánh chín hay chưa, bạn hãy dùng cây tăm xiên qua bánh, nếu rút tăm ra thấy tăm khô ráo là bánh chín.
- Mỗi một lượt bánh bò dừa nướng chúng ta sẽ cần 2 lớp bánh, bánh chín bạn xắt bánh miếng vừa ăn và kẹp giữa là nhân dừa. Nếu không thích nhân dừa kẹp giữa bánh, bạn có thể trộn dừa nạo với hỗn hợp trên rồi cho vào khuôn nướng chín cũng được.
Bánh tằm khoai mì hấp
Nguyên liệu:
- 200gr sắn.
- 125ml nước cốt dừa.
- 40gr đường.
- 10gr bột năng.
- 1 tsp tinh chất lá dứa. (Bạn có thể dùng hoa đậu biếc, củ rền…)
- 100gr cơm dừa
- Vừng rang.
- Dụng cụ làm bánh tằm khoai mì hấp: Dao bào, Tô, Máy xay sinh tố, Đĩa, Xửng hấp, Rây.
Cách làm:
- Bước 1: Sắn gọt vỏ, bào thành sợi nhỏ.
- Bước 2: Cho sắn bào sợi vào máy xay sinh tố, bật máy để sắn thật nhuyễn
- Bước 3: Lọc sắn đã xay qua rây, ép bỏ hết nước sắn.
- Bước 4: Trộn đều sắn cùng với nước cốt dừa, đường, bột năng và tinh chất lá dứa lại với nhau trong 1 cái tô lớn.
- Bước 5: Trút hỗn hợp ở bước 4 vào đĩa. Sau đó đặt vào xửng hấp khoảng 15 phút là bánh chín.
- Bước 6: Cắt bánh đã hấp chín ra thành từng sợi nhỏ vừa ăn. Sau đó lăn từng sợi bánh ra cơm dừa. Cuối cùng thì rắc vừng rang lên đĩa bánh nữa là hoàn thành.
Bánh khọt
Nguyên liệu:
- 1kg bột bánh khọt/bột bánh xèo (bột này bạn có thể mua tại siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, bột đã pha sẵn bột nghệ trong đó, nhưng nếu thích bánh vàng hơn thì bạn có thể cho thêm ½ thìa café bột nghệ vào nữa nhé).
- 400gr thịt nạc dăm
- 300gr tôm tươi
- 3 quả trứng
- 500ml nước cốt dừa
- 300gr đậu xanh
- 1 củ cà rốt
- 1 củ cải trắn
- Hành lá
- Hành tím: 3 củ
- Hành tây: 1 củ
- Gia vị: tiêu, đường, muối, bột ngọt,…
- Chanh, ớt, nước mắm, rau sống (cải xanh, xà lách, rau thơm các loại)
- Dụng cụ cần thiết: Khuôn bánh khọt, Bát sạch, Thìa, muỗng
Cách làm:
- Bước 1: Làm bột bánh và nhân bánh: Hành lá thái nhỏ. Đập trứng vô bát, khuấy đều. Trộn bột bánh xèo, hành lá, trứng, 400ml nước cốt dừa vào trong nước ấm. Khuấy đều để bột không bị vón cục, để nguyên bột nghỉ khoảng 15 phút. Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ, bỏ đầu. Bạn có thể để nguyên con hoặc thái hạt lựu tùy thích. Đậu xanh hấp vừa chín tới. Hành tây cắt hạt lựu, hành tím thái mỏng, hành lá cắt khúc. Cà rốt và củ cải trắng cắt sợi mỏng, bóp với ít muối, rửa sạch, vắt cho ráo.
- Bước 2: Xào nhân và làm bánh: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tím, sau đó cho thịt nạc dăm, tôm tươi, đậu xanh hấp chín tới, hành tây vào xào sơ qua, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi cho thêm nước cốt dừa, trộn đều. Đặt khuôn bánh lên bếp, tráng dầu ăn vào từng khuôn sau đó đổ bột vào, cho nhân vào giữa rồi đậy nắp vung lại. Khi thấy bánh trở vàng, nhân màu nâu đỏ, hành lá trong mỡ dầu bám vào tạo thành màu xanh thì bánh chín, nhanh tay lấy bánh ra khỏi khuôn.
- Bước 3: Pha nước chấm và trang trí: Giã nhuyễn tỏi, ớt. Đổ đường vào nước và khuấy đường cho tan hết. Cho thêm nước cốt chanh, nước mắm, tỏi, ớt vào khuấy đều. Nêm nếm sao cho nước chấm có vị chua ngọt vừa phải. Đặt bánh lên dĩa, trang trí bằng rau ăn kèm và ăn nóng.
Vỏ bánh khọt vàng ươm, nhân tôm thịt đậm đà, ăn kèm cà rốt, củ cải bào sợi cùng nước chấm và rau sống, rau thơm thì còn gì tuyệt vời bằng! Chúc các bạn thành công với cách làm bánh khọt hương vị miền Tây ngay tại nhà này nhé!
Bánh đúc ngọt
Nguyên liệu:
- Bột năng 200 g
- Bột gạo tẻ loại ngon 200 g
- Lá dứa 50 g
- Nước cốt dừa 240 ml
- Đường cát trắng 300 gr
- Nước sạch 900 ml
- Gừng tươi 10 g
- Muối trắng 5 g
- Vừng trắng rang chín 50 g
- Dụng cụ thực hiện: Nồi lớn, đĩa, thìa, khuôn bánh, nồi hấp bánh, máy xay sinh tố, rây, cối, chày.
Cách làm:
- Chuẩn bị bột: Rây 200 gram bột gạo tẻ và 200 gram bột năng vào một thau riêng. Rửa sạch lá dứa, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố với 400 ml nước và lọc qua rây để lấy phần nước dứa. Cho muối và 200 gram đường cát trắng và 1/3 lon nước cốt dừa vào nước dứa, khuấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Cho hỗn hợp nước dứa và bột vào 1 chiếc nồi đã chuẩn bị từ trước. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp trở thành 1 khối đồng nhất rồi để bột nghỉ 30 phút. Bạn có thể thay đổi màu sắc tùy ý bằng cách điều chỉnh lượng nước lá dứa. Bột sau khi đã nghỉ xong thì cho lên bếp, sên bột ở lửa vừa cho đến khi sôi. Sau đó, hạ lửa nhỏ xuống, dùng đũa khuấy đều rồi để bột sôi lục bục trong vài phút và thi thoảng khuấy lên cho bột tan bong bóng.
- Hấp bánh: Phết một lớp dầu ăn mỏng lên khuôn đã chuẩn bị sẵn, sau đó cho bột vào trong khuôn và dàn thật đều. Tiếp tục cho khuôn bột vào nồi hấp đang sôi. Hấp cho đến khi bột chuyển trong thì tắt bếp. Khi hấp bánh chín xong, dùng muôi đè chặt xuống cho bánh tạo thành một khối thật chắc. Có thể kiểm tra bánh đã chín hay chưa bằng cách dùng tăm xiên nhẹ vào bánh, nếu tăm không dính bột thì bánh đã chín. Để bánh bên ngoài đến khi bớt nóng rồi cho vào tủ lạnh để bánh dẻo và ngon hơn.
- Làm nước chấm: Giã nhỏ gừng tươi, vắt lấy nước cốt. Có thể dùng gừng đã xay sẵn, tuy nhiên gừng tươi sẽ có hương vị thơm ngon hơn. Cho 500 ml nước, 3 thìa canh bột năng, 1/3 lon nước cốt dừa, một chút nước gừng cùng phần đường còn lại vào trong bát lớn và khuấy đều để hỗn hợp hòa tan hoàn toàn. Tiếp theo, đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho sánh lại và nêm nếm gia vị sao cho hợp khẩu vị của bạn.
- Hoàn thiện bánh đúc lá dứa: Cắt bánh thành những phần vừa ăn, cho phần nước cốt dừa còn lại và rắc vừng trắng lên bánh là có thể dùng được.
- Thành phẩm: Bánh đúc ngon là bánh có độ dẻo, ăn vị béo ngậy. Cùng với đó là phần nước chấm vừa ăn không nên quá ngọt, nước chấm sóng sánh sẽ tạo cho thành phẩm thêm phần hấp dẫn hơn. Bánh sẽ ngon hơn khi để lạnh. Có thể thay thế vừng bằng đậu phộng khi dùng bánh.
Bánh lọt nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- 220g bột bánh lọt Mikko Hương Xưa
- 1 lít nước
- 400ml nước cốt dừa
- 2 lá dứa
- 100ml nước lạnh
- 1/5 muỗng cà phê muối
- 200g đường
Cách làm:
- Bước 1: Nấu nước cốt dừa: Cho 400ml nước cốt dừa, 2 lá dứa, 100ml nước lạnh, 200g đường và 1/5 muỗng cà phê muối vào nồi để làm nước cốt dừa. Khuấy đều cho đường tan vào hỗn hợp. Đun trong lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy, khi thấy nước cốt dừa trong nồi sôi, thì tắt bếp và để nguội.
- Bước 2: Nấu bánh lọt: Cho bột bánh lọt và 1 lít nước vào nồi trộn đều cho bột và nước hòa vào với nhau. Sau đó bắt lên bếp, để lửa vừa và khuấy đều tay trong 4 – 5 phút, bột hơi trong và sánh lại thì tắt bếp.
- Bước 3: Tạo hình bánh lọt: Lúc bánh lọt còn nóng, để vào khuôn hoặc rỗ để tạo hình bánh lọt. Bên dưới rỗ hoặc khuôn phải để một tô nước đá lạnh, ngâm bánh lọt trong đó khoảng 10 – 15 phút bánh sẽ ngon và dai hơn.
- Thành phần: Vớt bánh lọt ra ly, thêm vào vài muỗng nước cốt dừa và thưởng thức thôi nào. Món bánh lọt nước cốt dừa ngon hơn khi bạn dùng chung với đá đấy! Còn chần chờ gì nữa, hãy làm cho gia đình của bạn thưởng thức ngay nào, chúc bạn thành công.
Bánh ống lá dứa
Nguyên liệu:
- Bột gạo: 500 gram
- Bột nếp: 250 gram
- Nước cốt dừa: 200 ml
- Đường: 4 thìa canh
- Gia vị: bột lá dứa, dừa tươi, đậu phộng, mè rang, bánh tráng giấy
- Dụng cụ: nồi hấp, khuôn chuyên dụng cho bánh ống lá dứa
Cách làm:
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp gồm bột gạo, bột nếp và đường vào 1 cái tô to.
- Bước 2: Cho bột lá dứa vào tô to, tiếp đó cho nước nóng sao cho hỗn hợp sệt lại. Sau đó cho thêm khoảng 200ml nước cốt dừa vào và đem trộn đều.sử dụng rây bột, trút phần hỗn hợp qua rây để lọc bỏ cặn và giúp bột tơi hơn.
- Bước 3: Chuẩn bị nồi to hấp bánh, xung quanh miệng nồi quấn khăn ướt để cho hơi nước không bay ra. Đổ nước vào nồi sau đó cho lên bếp đun sôi.
- Bước 4: Cho cây sắt có đáy vào nồi cho bột vào đậy nắp lại chờ trong thời gian 3-5 phút là bánh chín.
- Bước 5: Dùng bánh tráng giấy cuộn lại cho bột đã được hấp chín cùng mè rang, đậu phộng, dừa tươi và cùng nhau thưởng thức và các bạn nên ăn khi bánh còn nóng như vậy sẽ rất ngon.
Bánh da lợn
Nguyên liệu:
Lớp bánh đậu xanh:
- 26 gram đậu xanh khô đã xát vỏ
- 26 gram đường
- 67 gram nước cốt dừa
- 17 gram nước
- 1 thìa cafe dầu ăn
- 1 nhúm muối
- 46 gram bột năng
- 7 gram bột gạo
- Màu thực phẩm vàng (không bắt buộc)
Lớp bánh lá dứa (lá nếp):
- 26 gram lá dứa + 85 gram nước để xay lấy nước cốt
- 47 gram bột năng
- 13 gram bột gạo
- 7 gram bột nếp
- 26 gram đường xay
- 1 nhúm muối
- 67 gram nước cốt lá dứa
- 47 gram nước cốt dừa
- 1 thìa cafe dầu ăn
- 1/4 thìa cafe tinh chất lá dứa (không bắt buộc)
Cách làm:
- Lớp bánh đậu xanh: Ngâm đậu trong 3-4h bằng nước ấm. Hấp đậu đến khi nhừ. Cho đậu xanh và tất cả các nguyên liệu còn lại (Trừ bột năng, bột gạo) vào máy xay, xay nhuyễn. Trộn phần nước đậu xanh vừa xay với bột năng và bột gạo, lọc lại qua rây cho mịn. Cho thêm ít màu vàng sau đó bọc kín phần bột này lại.
- Lớp bánh vị lá dứa: Lá dứa rửa sạch xay nhuyễn với nước, lọc lấy nước cốt. Trộn đều bột năng, bột gạo, bột nếp, đường xay, muối vào âu to. Trộn đều nước cốt lá dứa, nước cốt dừa, dầu ăn, đổ hỗn hợp này vào âu bột, trộn đều tới khi hòa quyện. Lọc lại hỗn hợp qua rây.
- Hấp bánh: Quét 1 lớp dầu ăn mỏng khắp lòng khuôn để chống dính. Cho khuôn vào xửng, hấp khuôn trong khoảng 5 – 7 phút. Đổ lớp lá dứa đầu tiên, hấp khoảng 2 phút, thấy mặt bánh se lại thì đổ tiếp phần đậu xanh, hấp thêm 2 phút đến khi đổ hết bột. Đợi bánh nguội thì lấy ra khỏi khuôn, bảo quản ngăn mát tủ lạnh 2- 3 ngày, ăn thì lấy ra hấp lại.
Bánh tai yến
Nguyên liệu:
- Bột gạo 270 gr
- Bột năng 30 gr
- Bột nếp 30 gr
- Trứng 1 quả
- Nước lọc 160 ml
- Đường trắng 150 gr
- Muối 1 muỗng cà phê
- Tinh chất vani 6 gr
- Nước cốt dừa 230 gr
- Dụng cụ thực hiện: Chảo, tô chén, ly nhỏ, thau, que đánh trứng.
Cách làm:
- Đánh trứng: Đập 1 quả trứng cho vào tô. Dùng que đánh trứng đánh tan 1 quả trứng trong tô chứ không đánh bông, rồi cho 160ml nước lọc vào khuấy đều.
- Trộn hỗn hợp bột: Cho vào tô lớn 270 gram bột gạo, 30 gram bột nếp, 30 gram bột năng và bột vani. Cho nước trứng gà đã chuẩn bị ở bước 1 lọc qua rây vào hỗn hợp bột, dùng phới dẹt trộn đều.
- Nấu hỗn hợp nước cốt dừa: Bắc nồi nhỏ lên bếp, cho vào nồi 150 gram đường, 1 muỗng cà phê muối và 230 gram nước cốt dừa. Khuấy tan và đun hỗn hợp sôi nhẹ. Sau đó để nguội.
- Trộn bột với nước cốt dừa và ủ bột: Cho từ từ phần nước cốt dừa vào phần bột bánh, dùng tay bóp cho bột hoà quyện từ từ, không bị vón cục. Sau khi nhồi được 10 phút thì cho tất cả phần nước cốt dừa còn lại vào bột và tiếp tục nhồi cho tất cả hoà quyện với nhau thành 1 hỗn hợp sền sệt. Dùng màng bọc thực phẩm bọc tô bột lại, ủ bột từ 4 – 6 tiếng.
- Chiên bánh: Rót khoảng 50ml bột vào 1 cái ly nhỏ để tiện việc rót bánh vào chảo và để bánh khi chiên có kích cỡ bằng nhau. Bắc một chiếc chảo lên bếp và đổ dầu vào, khi dầu đã nóng, hạ lửa xuống ở mức vừa rồi đổ bột vào giữa chảo. Chiên bánh cho vàng một mặt rồi lật sang mặt bên, chiên đến khi chín vàng đều, phần giữa bánh nổi cao lên là bánh đã chín và có thể vớt ra. Vớt bánh ra một chiếc đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu để thấm bớt dầu, bánh sẽ ngon hơn.
- Thành phẩm: Bánh tai yến thơm ngon, giòn bên ngoài, mềm dẻo bên trong. Bánh ăn ngay lúc vừa làm xong thì bánh sẽ giòn ngọt. Bánh chiên đúng chuẩn thì khi nguội ăn phần viền vẫn giòn, bên trong mềm. Bánh có độ ngọt vừa phải, bánh sẽ rất ngon nếu bạn chấm chung với nước cốt dừa béo thơm.