Soạn bài Trao duyên – Trích đoạn Truyện Kiều – Nguyễn Du

0

Trao duyên – Trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mời các bạn học sinh tham khảo thêm bài:

Bài văn làm xôn xao dư luận của một nữ sinh lớp 10

I. Tóm tắt tác phẩm.

Nhưng đúng lúc chàng phải về hộ tang chú thì gia đình nàng gặp tai họa. Để có tiền chuộc cha và em, Kiều phải nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim còn mình thì bán làm lẽ Mã Giám Sinh. Nào ngờ hắn lừa đưa nàng vào lầu xanh của mụ Tú Bà. Kiều không chịu tiếp khách, Tú bà bày mưu cho Sở Khanh cùng Kiều chạy chốn, rồi mụ bắt về đánh đập,bắt nàng tiếp khách. Giữa lúc đau đớn ê chề, Kiều gặp Thúc sinh phong lưu đa tình.

Chàng Thúc chuộc Kiều về làm thiếp mà không hỏi vợ cả Hoạn Thư. Mụ Hoạn nổi cơn ghen cho người bắt Kiều về làm nô tì, bắt Kiều đánh đàn hầu vợ chồng Thúc Sinh khiến cho cùng trong một tiếng tơ đồng, người ngoài cười nụ người trong khóc thầm. Thoát khỏi nhà họ Thúc Kiều lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà,Bạc Hạnh. May mắn nàng lại gặp anh hùngTừ Hải, nàng được cứu ra và giúp nàng báo ân báo oán. Nhưng không may Kiều mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, khiến Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Bị làm nhục, rồi bị ép lấy một tên thổ quan, Kiềuửtẫm mình xuống sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu mạng. Gia đình cùng Kim Trọng đến đón nàng về và khuyên nàng nối lại tình xưa. Nhưng nàng chỉ đồng ý đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ.

II. BỐ CỤC

– Từ đầu – thơm lây : Kiều nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim

– Còn lại : Những gắng gượng tuyệt vọng để chấm dứt đau khổ của Kiều (Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên).

III. ĐỌC HIỂU

Truyện Kiều tên thực là Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là Tiếng kêu dứt ruột mới. Quả vậy trong tác phẩm có vô vàn những tiếng kêu thương, mà Trao duyên có lẽ là tiếng kêu dứt ruột đầu tiên khởi đầu một chuỗi dài đau thương chồng chất lên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài sắc. Thuý Kiều dứt ruột trao duyên bằng những lời thơ tan nát cõi lòng. Một ngày kia khi cái “điều đâu bay buộc ai làm” bỗng xảy ra làm cho gia đình Vương Ông tan nát. Và để có ba trăm lạng chuộc cha, Thuý Kiều đã phải cân nhắc giữa hiếu và tình :

Duyên hội ngộ đức cù laoBên tình bên hiếu bên nào nặng hơnĐể lời thệ hải minh sơnLàm con trước phải đền ơn sinh thành

Kiều đã lựa chọn “làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Mâu thuẫn giữa hiếu và tình đã được nàng giải quyết.Còn lúc này đây lại là lúc nàng đối mặt với hạnh phúc, đối diện với chính mâu thuẫn lòng mình : Tình yêu mãnh liệt và sự chia li vĩnh viễn. Và để giải quyết cái mâu thuẫn đó Kiều phải tâm sự với em về những nỗi bất hạnh của đời mình .

1/ Kiều nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim

Cậy em em có chịu lờiNgồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Thái độ và lời nói của Kiều đối với Vân ?

-> Đó là Lời yêu cầu khẩn thiết của Kiều đối với em

Trọng lượng của hai câu thơ rơi vào bốn chữ : Cậy, chịu, lạy, thưa. Đó là ngôn ngữ và hành động của kẻ dưới nói với bề trên. Nhưng Kiều là chị tại sao lại phải cậy, lạy thưa với Vân như vậy ?

Đúng ! Kiều là chị, nàng không việc gì phải thưa, phải lạy em. Và nếu cần điều gì ở Thuý Vân Kiều có thể nói với nhờ em em có nhận lời thật thân tình chị em. Nhưng trong đoạn trích này (hoàn cảnh này Nguễn Du không thể thay thể bốn chữ trên bằng bất cứ chữ nào khác.

Bởi với bốn chữ ấy Kiều không chỉ dùng lễ để nói chuyện với em, biểu thị tấm lòng kính trọng và biết ơn em mà còn làm cho buổi trao duyên thêm phần trang trọng và thiêng liêng như một buổi lễ.

Câu chuyện mà nàng sắp nói ra đây thực sự là câu chuyện tế nhị, khó nói : Trao duyên. Người ta chie có thể trao gửi nhưng thứ có thể đong, đo đếm được, chứ ai trao duyên bao giờ ? Bởi nó là định tính chứ không phải là định lượng. Thuý Kiều trao duyên, tức là đem duyên chị gán cho duyên em.Tình duyên ấy có thể đẹp với chị nhưng chắc gì đẹp với em. Vân có thể phật ý, có thể xấu hổ, thậm chí còn cảm thấy bị coi thường, bị xúc phạm thì sao. Hiểu hoàn cảnh tế nhị và khó xử của em, Kiều đã phải khẩn khoản van nài. Và cũng chỉ bốn chữ: Cậy chịu, lạy, thưa : mới hàm chứa trọn vẹn nội dung thông báo cũng như ý tứ và hoàn cảnh của Kiều lúc này.

Với bốn chữ ấy, vị thế của chị em Kiều đã thay đổi như thế nào ?

Vẫn xưng hô là chị em mà thực tình trong đó là mối quan hệ giữa ân nhân với kẻ chịu ơn. Bốn chữ ấy đều là lời của kẻ dưới đang nói với bề trên. Chị trở thành kẻ lép vế, phải cạy cục luỵ phiền em.

Để báo đáp ân tình với chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình, hạ mình đến tội nghiệp.Nhưng trong từng lời nói và hành động của nàng, ta thấy:

* Kiều chỉ kể vắn tắt những nỗi bất hạnh của mình

Kể từ khi gặp chàng KimKhi ngày quạt ước khi đêm chén thềSự đâu sóng gió bất kỳHiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Em hiểu ý đoạn thơ trên như thế nào ?

Khi gặp chàng Kim >

Kể từ khi tình yêu chớm nở, Kiều đang sống trong những ngày hành phúc với bao kỉ niệm êm đềm của tình yêu “ngày quạt ước, đêm chén thề “. Nhưng tai hoạ ập đến, “sự đâu sóng gió bất kì”, thế là tình yêu tan vỡ “giữa đường đứt gánh tương tư”. Mối tình vừa mới chớm nở, Kiều đang nâng niu trên tay bỗng bị cuộc đời tàn nhẫn giật mất. Đó là nỗi bất hạnh lớn trong cuộc đời nàng và cũng là lý do để Kiều phải nhờ cậy Vân.

Để diễn tả những biến cố đau đớn xót xa của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng những nghệ thuật gì ?

Bằng một hệ thống hình ảnh mang tính đối lập, bằng lời thơ mang âm hưởng của thành ngữ ca dao kết hợp với từ Hán Việt, Nguyễn Du không chỉ diễn tả được những biến có bất hạnh lớn lao trong cuộc đời Kiều mà còn làm cho lời tâm sự của Kiều với em vừa gần gũi giản dị lại vừa trang nghiêm, nghiêm túc.

Sau những lời rào trước đón sau bằng sự khẩn khoản van nài, bằng việc kể lại những nỗi bất hạnh của mình, giờ đây Kiều muốn đặt vấn đề trực tiếp với em :

Ngày xuân…thơm lâyVậy vấn đề Kiều muốn nói với em là gì ?

* Kiều (tiếp tục) thuyết phục em thay mình trả nghĩa cho chàng Kim.

Ngày xuân em hãy con dàiXót tình máu mủ thay lời nước nonChị dù thịt nát xương mònNgậm cười chín suối hãy con thơm lây

Em hiểu nghĩa của đoạn thơ trên như thế nào ?

Em còn trẻ (ngày xuân em hãy còn dài), đáng lẽ em còn được hưởng bao nhiêu mật ngọt của tình yêu, nhưng em hãy thương chị hãy vì nghĩa chị em (xót tình máu mủ) mà đáp nghĩa chàng Kim (thay lời nuức non).

Để thuyết phục em, Kiều đã phải viện tình ruột thịt. Mấy chữ “xót tình máu mủ” mới đau đớn làm sao Nó vừa là tiếng kêu nài khẩn thiết đến tan nát cõi lòng của Thuý Kiều, vừa là sự đồng cảm sâu sắc của chị với em. Kiều đã đặt mình vào vị trí của em để hiểu, để cảm tấm lòng của Vân .

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của Kiều khi thuyết phục Thuý Vân ?

Ngôn ngữ của Kiều với Vân lúc này giàu chất lý trí mang phong cách thành ngữ vừa tỉnh táo sáng suốt vừa giản dị gần gũi thân tình.

Trong quan niệm của Kiều, việc Vân lấy Kim Trọng trước hết là xót tình máu mủ mà thực chất là sự hi sinh của Vân vì Kiều. Nên Kiều dù thịt nát xương mòn ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây. Lòng tạ ơn nghe sao mà đau đớn ! Ơn ấy dù đến chết chị vẫn còn ghi nhận. Hơn thế chị “hãy còn thơm lây”. Nghĩa là nghĩa cử của em, sự hi sinh của em thật vô cùng cao quí, có chết chị cũng vui lòng và vinh dự vì nghĩa cử ấy. Đưa ra lý do trên chứng tỏ:

–  Kiều thông minh khôn khéo. Nhưng đằng sau sự thông minh khôn khéo ấy, tận đáy lòng Kiều đau đớn biết bao. Bởi ai chẳng khát khao hạnh phúc, ai chẳng mong muốn được gắn bó với người mình yêu. Một người con gái đa cảm dám xăm xăm băng lối vườn khuya một mình để đến nhà người yêu thì mong muốn, khát vọng ấy càng trở nên mãnh liệt hơn ai hết. Vậy mà Kiều đành lòng phải dứt bỏ, nỗi đau ấy như dao cắt ruột,cắt gan.Và chắc chắn Kiều đã phải gắng gượng biết bao, có gắng biết bao để có sự tỉnh táo và lý trí đến vậy

2/ Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên

Việc chính đã xong. Vân im lặng tức là em đã nhận lời. Kiều có thể tạm yên lòng vì nỗi lo dường như đã vơi bớt. Nàng còn phải làm nốt công việc cuối cùng nhưng cũng không kém phần khó khăn, ấy là :

Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Vân

Kiều đã đạt được mục đích. Nhưng chính lúc đạt được mục đích lại là lúc bi kịch tình yêu của nàng được đẩy lên tới đỉnh điểm. Và cũng lúc này đây, cái cảm giác mất mát mới thực sự choáng ngợp tâm hồn nàng. Còn giữ kỉ vật, ít nhiều Kiều vẫn còn ảo giác người yêu vẫn là của mình, vẫn trong mình. Chỉ đến khi tự tay cầm kỉ vật (vật tin) trao đi, nàng mới thật sự rơi vào hẫng hụt. Và cũng bắt đầu từ giây phút này đây, cùng với những kỉ vật này, chàng Kim sẽ vĩnh viễn thuộc về người khác. Điều đó thật quá nặng nề, quá sức chịu đựng đối với Kiều.

Nên với tình yêu, Kiều tự coi mình là người như thế nào ? Điều đó được thể hiện qua từ ngữ nào ?

Bắt đầu từ giây phút này đây, với tình yêu, Kiều coi mình là :

– “Người mệnh bạc” là “mất người”. Nói cách khác với tình yêu, Kiều coi mình là người đã chết

Chiếc thoa với bức tờ mâyDuyên này thì giữ vật này của chungMất người còn chút của tinPhím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Và kỉ vật Kiều trao cho Vân là:

– Chiếc thoa, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền . Đó là những kỉ vật đẹp đẽ và thiêng liêng.

Nó đẹp vì nó in dấu ấn những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nàng. Nó thiêng liêng bởi vì nó chỉ là của riêng Kiều và Kim Trọng.

Thế nhưng giờ đây, tất cả những cái được gọi là riêng tư nhất ấy lại được gọi là Của chung :

–  Duyên này thì giữ vật này của chung à Câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào chứa đựng bao xót xa tội nghiệp.

– Điệp từ này làm cho lời thơ như một sự dằn lòng đầy day dứt của sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm.

Vì thế mà ta có cảm giác cái động thái trao kia cứ dùng dằng mãi. Kỉ vật lìa khỏi tay như cũng vật vã không yên. Cố dằn lòng mà không thể cầm lòng. Kiều dặn em nhưng có lẽ muốn qua em mà dặn dò Kim Trọng. Lời của Kiều càng thêm tức tưởi. Nỗi đau trong lòng nàng như quặn lên mãi. Hạnh phúc đẹp đẽ, kỉ vât thiêng liêng, lời thề vàng đá phút chốc tan biến, giờ đây nó chỉ còn tồn tại trong quá khứ.

Dường như Kiều đang đặt mình ở vị trí chót vót xa xăm thuộc về những gì đang đến để nhìn về cái baay giờ. Biến cái ngày nay thành cái ngày xưa. Phim đàn, mảnh hương nguyền, cả cái đêm thề bồi ấy, tất cả những gì đẹp đẽ nhất, ý nghĩa nhất vừa loé lên như ánh hào quang, giờ tắt lim “ngày xưa”. Hiện thực quá đẹp đẽ, quá rực rỡ vừa mới đây thôi đã trở thành quá khứ, dĩ vãng.

Thời gian khách thể bị phá vỡ nhường chỗ cho thời gian tâm trạng.

Ngày xưa, âm hưởng của lời thơ như tiếng lòng quặn thắt, nức nở của Kiều. Kỉ vật gợi hạnh phúc đôi lứa đẹp đẽ. Kỉ vật còn đó mà đối với tình yêu Kiều không hiện diện. Có nghĩa gì đâu khi chút của tin còn mà người đã mất.

Như vậy Kiều muốn trao kỉ vật để quên đi nhưng kỉ vật lại đưa nàng về với tâm trạng bi kịch.

Đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp nhất, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất, u uất nhất. Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đấy mà hồn thì đã bay xa xăm tận mai sau. Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung về mai sau : Mai sau…thác oan

c/ Hồn Kiều ước mơ gặp lại người yêu

Mai sau dù có bao giờĐốt lò hương ấy so tơ phím nàyTrông ra ngọn cỏ lá câyThấy hiu hiu gió thì hay chị vềHồn còn mang nặng lời thềNát thân bồ liễu đền nghì trúc maiEm hiểu đoạn thơ trên như thế nào ?

Câu thơ như hun hút xa xôi, thêm mùi trầm từ mảnh hương nguyền đốt lên gợi cảm giác lạnh lẽo thê lương. Một mai sau từ cõi âm, oan hồn của chị sẽ về thăm em, thăm ngôi nhà cũ của cha mẹ, thăm người tình xưa.

“Trông ra ngọn cỏ lá cây thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Vẫn là cành lá gió thổi đấy nhưng lại mang hồn người chết.

Hồn còn mang nặng lời thềNát thân bồ liễu đền nghì trúc maiDạ đài cách mặt khuất lờiRảy xin chén nước cho người thác oan

Tại sao Kiều lại mong ước, lại cầu xin người thân “rảy xin” chén nước cho oan hồn của mình ?

Câu thơ “Rảy xin chén nước cho người thác oan” nói về phong tục cổ xưa. Nếu người chết có oan trái thì người sống sẽ lấy chén nước (nước là hoặc rượu) tưới viếng oan hồn, oan trái sẽ được giải toả.

Đối với tình yêu Kiều xác định mình là người đã chết “mất người còn chút của tin”. Nhưng dẫu sang thế giới bên kia, dẫu cách mặt khuất lời, thì linh hồn của nàng vẫn còn vương vấn mối tình xưa, “còn mang nặng lời thề” , vẫn còn mong muốn, khát khao qua làn gió hiu hiu nhẹ trở về gặp lại người yêu để được “rảy xin chén nước cho người thác oan”. Nghĩa là Kiều còn khao khát đón nhận được sự đồng cảm của con người nơi trần thế

d/ Tâm trạng tuyệt vọng của Kiều

Kết thúc bài thơ, yếu tố bi kịch của Kiều không những không giảm mà còn được đẩy lên mức cao hơn.

Kiều trao duyên cho em nhưng lại không muốn rời bỏ tình yêu. Trao kỉ vật để cố quên đi nhưng kỉ vật lại làm sống lại trong nàng quá khứ hạnh phúc và đẹp đẽ hơn bao giò hết. Kiều mong trở về để được đón nhận sự đồng cảm của người thân. Nhưng nếu như giọt lệ của Mị Nương rơi xuống chén trà, có thể giải toả được oan hồn của Trương Chi, thì giọt lệ của chàng Kim không làm tan khối oan tình của Kiều. Bởi sự trở về của nàng là sự trở về không gặp gỡ “dạ đài cách mặt khuất lời”, của người âm với người dương, của người chết với người sống. Tất cả những gắng gượng để thoát ra khỏi tâm trạng đau khổ trên đều trở nên vô vọng. Bởi Kiều không thể dứt bỏ tình yêu và càng không thể phủ nhận được hiện thực mà nàng đang trải nghiệm :

– Bây giờ trâm gãy bình tan

Tấn bi kịch của Kiều càng trở nên sâu sắc hơn trước sự chà đạp của số phận mà Kiều vẫn không thôi khát vọng về một tình yêu tha thiết vình cửu.

Trâm gẫy bình tanKể làm sao xiết muôn vàn ái ân
Tơ duyênPhận bạc như vôi

Đó là những từ ngữ , những hình ảnh rất đời thường nhưng tạo nên hệ thống đối lập giữa hai thế lực : Một bên là sự chà đạp của số phận và một bên là sự bất chấp để tồn tại một tình yêu tha thiết vĩnh cửu.

Sự hiện hữu của tình yêu làm Kiều quên đi sự có mặt của em. Nàng như hướng tát cả về Kim Trọng :

Ôi Kim lang ! Hỡi Kim langThôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của hai câu thơ trên ?

Tiếng gọi Kim lang được lặp đi lặp lại như một tiếng kêu cứu của một người chết đuối bám vào cái cọc ảo ảnh. Tiếng kêu vừa thiết tha vừa trân trọng nhưng cũng đau đớn tuyệt vọng biết bao. Đó là những gắng gượn cuối cùng của Kiều khi trước măt chỉ còn là vực thẳm sông sâu. Câu thơ ngắt theo nhịp 3/3 như một tiếng nấc để rồi câu sau, nhịp thơ trải ra như một lời than trách “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.

Và cũng qua lời than trách ấy, ta hiểu thêm được điều gì về con người Thuý Kiều ?

Kiều tự than trách mình là người phụ nghĩa với chàng Kim. Trong cái khó khăn ngặt nghèo của cuộc sống, dường như Kiều không có thời gian để nghĩ tới bản thân mình, nghĩ đến ngày mai mình sẽ ra sao. Mà Kiều chỉ mải bận lo lắng cho cha mẹ, cho người thân. Nên qua lời tự tha ấy, ta thấy được vẻ đẹp trong nhân cách, sự trong sáng cao thượng và vị tha của Kiều. Sự thật, trao duyên, đây là cái chết của tâm linh Kiều, cái chết của một mối tình trong sáng đẹp đẽ, sâu sắc mà 15 năm sau nàng không thể tìm lại.

IV. KẾT LUẬN

1/ Về nội dung

2/ Về nghệ thuật :

Cũng qua đoạn trích ta thấy thế nào là thiên tài Nguyễn Du trên phương diện đồng cảm, khám phá sâu sắc thế giới tâm trạng nhân vật và phương diện nghệ thuật ngôn từ.

Leave a comment