Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

0

Soạn bài Người cầm quyền khôi phục uy quyền

1. Nhan đề của đoạn trích là Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Anh (chị) lựa chọn ai trong số hai nhân vật dưới đây là “người cầm quyền” và giải thích rõ lí do của sự lựa chọn đó :
A – Gia-ve
B – Giăng Van-giăng
Trả lời:

Nổi bật trong đoạn trích là sự đối lập giữa hai nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng với sự đảo ngược vị thế xã hội. Vị thế đối lập này sẽ là điểm tựa để anh (chị) phân tích, đưa ra lập luận cho sự lựa chọn của mình.
a) Nhân vật Gia-ve
– Vốn là cảnh sát dưới quyền của thị trưởng Ma-đơ-len, luôn phục tùng ông cho dù đã có lúc hắn nghi ngờ ông chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng giả mạo tên họ khác. Cho nên khi thị trưởng Ma-đơ-len trở lại với cái tên thật Giăng Van-giăng gắn với quãng đời khổ sai đày ải của mình, thì Gia-ve với chức năng là thanh tra mật thám “khôi phục” lại uy quyền của hắn.
– Phân tích các động tác : đứng lì một chỗ mà nói, tiến vào giữa phòng và hét lên, nắm lấy cổ áo, phá lên cười, ngắt lời,… cách xưng hô “mày – tao ”… để thấy thái độ hống hách của Gia-ve khi trở lại với quyền uy mật thám. Nhưng trong phần cuối của đoạn trích, tác giả cho thấy “sự thật là Gia-ve run sợ”, lo lắng, “mắt không rời Giăng Van-giăng”, còn trong khi Giăng Van-giãng nói những lời cuối cùng với người đã chết thì hắn cũng không dám làm gì. Thái độ của Gia-ve ở đây không còn hống hách nữa mà khép nép, lo sợ. Như vậy, có thể coi Gia-ve là “người cầm quyền” đã “khôi phục” lại “uy quyền” không ?

b) Nhân vật Giăng Van-giăng
Nhân vật này xuất hiện ở đây qua ba cấp độ :
– Qua cách nhìn nhận và xưng hô của Phăng-tin, qua cách cảm nhận phần nào có thể chấp nhận được của bà xơ Xem-pli-xơ thì Giăng Van-giăng vẫn là thị trưởng Ma-đơ-len.
– Qua các tình huống Giăng Van-giăng bị Gia-ve “túm lấy cổ áo”, bị xưng hô “mày – tao”, và thái độ có vẻ nhún nhường thể hiện qua sự bình tĩnh, nói năng lễ phép với Gia-ve. Các hành động của Gia-ve khiến người ta có cảm giác như vai trò của thị trưởng không còn.
– Qua hành động quyết liệt, dứt khoát : kết tội Gia-ve (“Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”), tìm vũ khí tự vệ (“giật gẫy trong chóp mắt” một “cái thanh giường” “và nhìn Gia-ve trừng trừng”), chủ động yêu cầu Gia-ve (“tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”. Vai trò thị trưởng được lấy lại.
Phân tích thái độ và hành động của Giăng Van-giăng qua ba cấp độ này, anh (chị) sẽ tự rút ra kết luận nhân vật nào mới thực sự là “người cầm quyền” ở đây.
2. Phân tích dụng ý của V. Huy-gô trong việc miêu tả Gia-ve như một con thú.
Trả lời:
Trong đoạn trích này, V. Huy-gổ đâ có dụng ý miêu tả Gia-ve như một con thú qua các góc độ : bộ dạng, ngổn ngữ, hành động và thế giới nội tâm” của hắn. Cần làm rõ các ý sau đây :
a) Những biểu hiện bên ngoài
– Bộ dạng thú dữ vồ mồi : tiếng thét của hắn: “Mau lên”, đưọc cảm nhặn một cách đặcc biệt “không phải là tiếng nguời mà là tiếng thú gầm”.
– Hành động thổi miên con mồi (“đứng lì một chỗ”), nhìn chằm chập vào con mắt “cặp mát nhìn như cái mốc sắt”).
– Động tác lao tới con mồi (“tiến vào giữa phòng”).
– Cười đắc thắng (nhưng là “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”).
Với các chi tiết này, cần luu ý tới thủ pháp so sánh để làm nổi bật tính chất thú dữ của nhân vật Gia-ve.
b) Những biểu hiện cửa “thế giới nội tâm ”
– Quát tháo ầm ĩ trong bệnh xá, phủ nhận thị trưởng.
– Phủ nhận tình cảm mẹ con của Phăng-tin, vô cảm trước nỗi đau tuyệt vọng của Phăng-tin.
– Sau khi Phăng-tin chết, hắn vẫn tiếp tục quát tháo, thẳng thừng tuyên bố : “Đừng có lôi thôi ! Tao không đến đây để nghe lí sự…”.
Anh (chị) cần chú ý tới nghệ thuật tương phản được sử dụng ở đây, qua đó làm nổi bật thái độ vô cảm, trơ lì trước cái chết của đồng loại của tên Gia-ve, để thấy rằng nhân vật này đã không còn nhân tính.
3. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
Ở đoạn trích này có các quan hệ nhân vật cặp đôi hoặc nhân vật cặp ba.
a) Loại nhân vật cặp đôi
– Gia-ve và Giăng Van-giăng : là quan hệ đối kháng theo mô hình đao phủ – nạn nhân hoặc kẻ sát nhân – vị cứu tinh (thú dữ-anh hùng), qua đó tạo ra ấn tượng về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Chú ý các nhận xét của Phăng-tin đế phân biệt ai là thiện nhân và ai là ác nhân.
-Gia-ve và Phăng-tin : quan hệ đối lập theo mô hình đao phủ – nạn nhân.
– Phăng-tin và Giăng Van-giăng : quan hệ đối lập theo mô hình nạn nhân – vị cứu tinh (người bị nạn – người cứu nạn, nạn nhân – ân nhân). Song cũng có quan hệ tương đồng nạn nhân – nạn nhân mà qua đó có thể thấy được tình cảm tốt đẹp của những con người cùng cảnh, đồng hội đồng thuyền trong hoạn nạn, hiểm nguy. Màu sắc cổ tích xuất hiện ở đây cũng phản ánh nét đặc trưng của tư duy lãng mạn.
– Người kể chuyện và Gia-ve, người kể chuyện và Giăng Van-giăng : các quan hệ này tạo ra cách kể, cách bình luận ngoại đề qua đó cho thấy thái độ đánh giá nhân vật và tình cảm nhân đạo của tác giả.
b) Loại nhân vật cặp ba
– Gia-ve / Phăng-tin và Cô-dét: xuất hiện ở đây nhân vật gián tiếp là Cô-dét (nhân vật được nói tới), dẫn tới cái chết tuyệt vọng của Phăng-tin, qua đó tái hiện nỗi đau của người mẹ yêu thương con tha thiết đang mong muốn được thấy mặt con lần cuối.
– Giăng Van-giăng/Phăng-tin và Cô-dét: dẫn tới “lời hứa đối với người đã khuất” với vai trò mở rộng cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết này, dẫn tới sự thanh thản trong tâm hồn người ra đi, thể hiện qua kết thúc có hậu của đoạn trích : nụ cười xuất hiện trên đôi môi của Phăng-tin đã chết. Từ đây, niềm tin cái thiện sẽ thắng cái ác xuất hiện và được khẳng định.
– Bà xơ Xem-pli-xơ / Giăng Van-giăng và Phăng-tin : bà xơ đóng vai trò chứng nhân, là người trông thấy tất cả mọi sự việc từ đầu đến cuối và là người sẽ kể lại câu chuyện đó cho những người khác với chi tiết Giăng Van-giăng thì thầm với người đã chết và nụ cười xuất hiện trên môi cô. Đây cũng là cách thể hiện niềm tin vào sức mạnh của cái thiện.
4. Phân tích phần kết của đoạn trích (từ “Giăng Van-giăng tì khuỷu tay” đến hết), từ đó nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn được thể hiện trong đoạn trích.
Trả lời:
Bài tập này đòi hỏi anh (chị), trên cơ sở cảm thụ, đi sâu phân tích một hình ảnh đoạn văn thể hiện đậm nét đặc trưng của nghệ thuật lãng mạn qua :
a) Không khí thiêng liêng
Được thể hiện qua sự im lặng gần như tuyệt đối của không gian căn phòng nơi Phăng-tin chết. Đồng thời, sự thiêng liêng đó cũng được thể hiện qua các hành vi của Giăng Van-giăng (tư thế ngồi, nét mặt, dáng điệu). Ngay cả Gia-ve cũng không dám làm gì khi đó và bà xơ Xem-pli-xơ cũng chỉ là chứng nhân bất động. Mọi hoạt động lúc đó gắn liền với Giăng Van-giăng song cũng không ồn ào mà hết sức lặng lẽ, ngay cả khi nói với người đã chết thì âm thanh ở đây cũng chỉ đủ mức cho hai người nghe, cũng chỉ là “thì thầm”. Đây là một kiểu không gian đặc trưng khác thường mà nghệ thuật lãng mạn thường quan tâm khai thác và xây dựng.
b)Cách kể nhấn mạnh cái phi thường của tác giả. Cách kể này thể hiện tình cảm và thái độ của tác giả.
– Các câu hỏi liên tiếp được đưa ra đầy nghi vấn song không hề có chút gì mỉa mai. Các câu hỏi đó đều được giải đáp bằng chi tiết bà xơ Xem-pli-xơ, “người độc nhất chứng kiến cảnh ấy”, là người đã trông thấy “một nụ cười không sao tả được hiện lên trên đôi môi nhọt nhạt”. Có thể coi đây là một thực tế vô lí. Song bà xơ Xem-pli-xơ, người mà tác giả đã nhấn mạnh ở phần đầu tác phẩm là người không bao giờ biết nói dối, bà chỉ nói sự thật, sự thật của mắt thấy tai nghe. Anh (chị) cần chú ý tới câu : “Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả” để đưa ra cách lí giải hợp lí ở đây. cần chú ý, không chỉ có nụ cười trên môi mà còn có cả nụ cười “trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng” của Phăng-tin nữa. Tất nhiên, đây là đôi mắt của người đã chết, song trong không gian thiêng liêng ấy, qua cách nhìn của bà xơ, cái ảo tưởng này có thể giải thích được. Anh (chị) cần liên hệ vói chức năng của đôi mắt (biểu hiện sinh động của sự sống) để thấy rỏ hơn. Đồng thời, theo quan niệm, chết không nhắm mắt được còn bao hàm một nỗi đau. Anh (chị) tự tìm hiểu nỗi đau này của Phăng-tin.
– Các hành vi mà Giăng Van-giăng thực hiện đối vói người đã khuất. Anh (chị) cần chú ý các động tác sửa soạn lại tư thế cuối cùng cho Phăng-tin của Giăng Van-giăng, cách so sánh các động tác ấy với động tác của người mẹ chăm con. Các động tác của Giăng Van-giăng chậm rãi, không gấp gáp mà tuần tự để đi tới động tác cuối cùng. “Rồi ông vuốt mắt cho chị” Điều gì đã xảy ra? “Lúc ấy gương mặt Phăng- tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường”. Đây cũng là biếu hiện độc đáo của nghệ thuật lãng mạn, hướng tới cái khác thường, phi thường trong hoàn cảnh khác thường, phi thường.
– Động tác Giăng Van-giăng quỳ xuống trước bàn tay buông thõng ngoài giường của Phăng-tin cũng rất đặc biệt. Anh (chị) có thể suy nghĩ thêm tại sao Giăng Van-giăng lại phải quỳ trước bàn tay vốn đã phải làm cái nghề bán thân nuôi miệng ấy để thấy thêm sự khác biệt giữa hai cách nhìn về con người này: một của Giăng Van-giăng, một của Gia-ve, để từ đó thấy rõ tình cảm nhân đạo, tình người bao la của tác giả. Các động tác ở đây cũng nhẹ nhàng, tình cảm và tuần tự. Động tác cuối cùng của Giăng Van-giăng là đặt vào bàn tay ấy “một nụ hôn”.
Cũng cần chú ý thêm về quan niệm của tác giả về cái chết: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”. Đây cũng là một cách nhìn lãng mạn, khác thường, không giống như quan niệm bình thường, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới cái thiện. Cái thiện bao giờ cũng gắn với thế giới ánh sáng, cái ác bao giờ cũng gắn vói thế giới bóng tối.

Leave a comment