Soạn bài: Hầu trời (Tản Đà) Ngữ Văn 11 Ngắn Gọn Hay

0

Bố cục: gồm 3 phần

Phần 1 ( khổ thơ đầu): giói thiệu về chuyện lên hầu trời

Phần 2 ( tiếp… chợ Trời) thi nhân ngâm thơ cho Trời và chư tiên trên thiên đình nghe

Phần 3 (còn lại) Cuộc trò chuyện của thi nhân với trời

Câu 1 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Khổ thơ đầu mở ra giấc mơ của chính tác giả, câu thơ đầu tiên nghe như tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: câu chuyện tôi sắp kể “chẳng biết có hay không”

Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.

Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”

– Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc

Câu 2 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

– Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

– Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng…

– Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

– Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

– Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

– Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

– Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

Câu 3 (Trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Cảm hứng lãng mạn có một đoạn hiện thực, đó là đoạn:

Bẩm trời cảnh con thực nghèo khó

Biết làm có được mà dám theo

– Bẩm với trời về cảnh nghèo khó, vất vả của nghề viết văn dưới hạ giới

– Ý nghĩa đoạn thơ:

+ Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời của tác giả, nhiều nhà văn khác

+ Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng của tác giả, khiến người đọc xót xa, ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của lớp nhà văn trong chế độ cũ

Câu 4 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ

– Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào

– Ngôn từ: hóm hỉnh, hài hước, có duyên và lôi cuốn

– Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng khoáng

Tác giả miêu tả Trời và Chư tiên không có chút đạo mapjo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc ngộ nghĩnh, bình dân ( lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn…)

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Câu thơ hay trong bài gây ấn tượng: “Con không nói Trời đã biết/ Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết/ Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

Đây cũng chính là ước nguyện của tác giả Tản Đà, được thấu hiểu, cảm thông. Lòng khi đã thông tường, mọi chuyện sương gió không còn ngại ngùng.

Bài 2 (trang 17 sgk ngữ văn 11 tập 2):

“Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn

Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.

Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà…

Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:

+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng

+ Tìm thấy sự đồng điệu, thu hiểu từ Trời và Chư tiên

+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả

Leave a comment