Phân tích hai phần đầu bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

0

Bình Ngô đại cáo là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ngợi ca anh hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta. Bài đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trưởc nỗi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng. Cáo là một thể văn cổ có từ đời xưa, hoàng đế thường dùng để bổ nhiệm, phong tặng, bảo ban các quan, toàn dân, được gọi là “cáo mệnh”, “cáo phong”, “cáo giới”… đại cáo vốn là tên một thiên trong Thượng thư do Chu Công làm để tuyên bố việc phò tá thành vương, phế bỏ nhà Ân, sau trở thành thể loại văn học công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết. Đặt tên bài văn này là Bỉnh Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi vừa muốn dùng lại tên đại cáo để công bố đạo lớn, vừa tỏ ý đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu đời. Bình là đánh dẹp. Ngô là tên nước cũ thời Tam Quốc. Minh thái tổ Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Giang Tô, lúc đầu xuhg là Ngô Quốc Công, do vậy quân nhà Minh được gọi là quân Ngô. Tên bài này có nghĩa là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô.

Là một thể văn thư có tính quan phương, không nhất thiết bài cáo nào cũng có giá trị văn học. Nhưng vì tầm tư tưởng lớn lao, sự kiện trọng đại và lời văn hùng hồn, khẳng khái, bài Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi làm thay lời Lê Lợi đã trở thành một thiên anh hùng ca bằng văn tứ lục.

Mở đầu bài cáo, tác giả tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của mình:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quan điếu phạt trước lo trừ bạo”

Hai câu này có ý nghĩa là: việc nhân nghĩa cốt làm cho nhân dân được yên, mà muốn cho dân yên thì trước hết phải lo tiêu diệt quân tàn bạo. Tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Cho nên, tiếp theo, bài cáo nhắc lại truyền thống “yên dân trừ bạo” của các triều đại: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên nền độc lập”, đời nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. Kết quả là Lưu Cung đời Hán thất bại, Triệu Tiết đời Tông tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã đời Nhi kẻ bị giết, người bị bắt. Đáng chú ý ở đoạn này là ngay từ đầu Nguyễn Trãi khẳng định đó là truyền thống văn hóa Đại Việt. “Đại Việt” là quốc hiệu nước ta có từ thới Lí, thời Trần. Đời nhà Đinh đặt quốc hiệu là “Đại cồ Việt” cũng theo tinh thần đó. Đồng thời ông cũng khẳng định mỗi đằng “làm đế một phương”, đốì chọi với Bắc đế, nối tiếp truyền thống của Lí Nam Đế, Lí Thường Kiệt đời trước. Như vậy, bài đại cáo mở đầu không chỉ với tư tưởng nhân nghĩa, mà còn với tư thế của một quốc gia có chủ quyền. Phần mở đầu nhằm khẳng định sự nghiệp Lê Lợi là sự kế tục vẻ vang của các truyền thống đó.

Phần hai của bài nói đến tội ác của giặc và tình cảnh khốn khó của nhân dân và đất nước dưới ách đô hộ của giặc Minh. Cuộc đánh dẹp nào cũng phải có lí do, mà lí do chính đáng nhất là tội ác của quân thù và nỗi khốn khó của nhân dân và đất nước dưới ách nô dịch của giặc Minh. Cuộc đánh dẹp nào cũng phải có lí do, mà lí do chính đáng nhất là tội ác của quân thù và nỗi khôn khó của nhân dân. Tác giả dùng
12 cặp đối để tố cáo kẻ thù và phơi bày nỗi nhục của nhân dân. Đáng chú ý nhất là tính chất hủy diệt tàn bạo tột cùng của quân xâm lược:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

“Dân đen”, “con đỏ” là hình ảnh ước lệ chỉ người dân trăm họ, vô tội. Quân giặc đã xem dân ta như dê, như cừu, mặc sức tàn hại. Chúng dối trời, lừa dân, gây binh, tích ác trong hai mươi năm làm cho nhân nghĩa bại hoại, đất trời tan nát. Không có gì không bị hủy diệt tàn bạo:

“Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

“Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt”.

“Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ”.

“Tan tác cả nghề canh cửi …”.

Số phận thê thảm của nhân dân được nhắc tới với một tình cảm xót thương sâu nặng:

“Người bị ép xuống biền, còng lưng mò ngọc,

Ngán thay cá mập thuồng luồng,

Kẻ bị dem vào núi, đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”.

“Nặng nề những nỗi phu phen”.

“Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng”.

Tác giả đã khắc họa một bức tranh khái quát về tội ác chồng chất của kẻ thù, mà “trúc Nam Sơn không ghi hết tội”, “nước Đông Hải không rửa hết mùi”.

Người xưa chép sách vào thẻ tre. Tội ác của giặc Minh cho dù chặt hết trúc Nam Sơn cũng không ghi hết tội. “Khánh trúc nam thư” là thành ngữ có từ Lã Thị Xuân Thu, người Trung Quốc thường dùng để kể tội ác quân giặc trong các bài thơ, hịch, ở đây dùng để vạch tội ác giặc Minh, thật là đắc dụng. Đoạn kể tội kẻ thù được kết thúc bằng vế đối vang dội, đầy tính kích động như một lời hịch:

“Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bảo thần dân chịu được”.

Leave a comment