Soạn bài Đại cáo Bình Ngô (tiếp) – Nguyễn Trãi
I.Đọc-hiểu
Câu 1:
– Đoạn 1 (từ đầu đến “Chứng cớ còn ghi”): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt (Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược).
– Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được”): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.
– Đoạn 3 (từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay”): Kể lại diễn biến của cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn. Đoạn này cũng nêu cao sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa và sức mạnh của lòng yêu nước kết tinh thành sức mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
– Đoạn 4 (còn lại): Lời tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử.
Mỗi doạn đều có một chủ đề riêng nhưng tất cả đều hướng tới tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của tác phẩm đó là tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với lòng yêu nước, yêu độc lập và niềm tự hào dân tộc. Bài cáo được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa với nội dung cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân nhưng muốn yên dân thì phải trừ bạo, nghĩa là phải đán đuổi lũ giặc bạo tàn. Tiếp theo bài cáo khằng định nước ta là một nước độc lập với đủ các nhân tố tạo thành. Sau đó là vạch trần tội ác tày trời của giặc. Và cuối cùng tuyên bố hòa bình độc lập, nêu cao khát vọng xây dựng đất nước trong một kỉ nguyên mới đang bắt đầu.
Câu 2:
a.Những chân lí được khẳng định làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo: Nguyên lí chính nghĩa để làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Trong nguyên lí đó có hai nội dung chính được nêu ra đó là: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền về nước đại việt ta.
b.Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:
– Tác giả đã không chỉ đưa ra một nguyên lí về chính nghĩa mà còn nêu ra chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước ta có cơ sở chắc chắn về thực tiễn lịch sử.
– Khái niệm quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi được trình bày một cách khá đầy đủ (ở thời điểm đó) và có một bước tiến dài so với “Nam quốc sơn hà”. Nhưng yếu tố đã được Nguyễn Trãi đưa ra để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc ta là cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt đời nào cũng có”.
c. Tác giả đã có cách viết để làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.
– Sử dụng những lời lẽ lập luận đầy sức thuyết phục với các từ ngữ khẳng định tính chất tự nhiên vốn có lâu đời của nước Đại Việt (từ trước, nay, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác…)
– Cách sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu( đối ứng giữa nước ta với bắc triều)
– Nêu ra những dẫn chứng thực tiễn (chuyện Lưu Cung, Triệu Tiếc, Toa Đô)
– cách lập luận làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn, làm nổi bật niềm tự hào dân tộc.
Câu 3:
a.Tác giả đã tố cáo những âm mưu tội ác của giặc Minh:
– Trước hết là vạch trần âm mưu xâm lược quỷ quyệt của giặc Minh. Lợi dụng chính sự phiền hà của họ Hồ làm cho lòng dân oán hận để giương cao ngọn cờ phù Trần diệt Hồ, thực chất là chiếm nước ta đặt làm quận huyện của Trung Quốc như cha ông chúng.
– Tiếp theo là tố cáo những chủ trương cai trị vô nhân đạo vô cùng hà khắc của giặc Minh: tàn sát người vô tội, trẻ con, người già, phụ nữ, boc lột dã man, hủy diệt cả môi trườn sống của nhân dân ta.
– Hình ảnh người dân Việt khốn khổ điêu linh bị dồn đến đường cùng không khác gì con vật chính là hình ảnh tố cáo sâu sắc nhất tội ác man rợ của giặc Minh.
b.Nghệ thuật của đoạn tố cáo:
– Vận dụng kết hợp những chi tiết vừa cụ thể, vừa khái quát, lối liệt kê liên tiếp, hình ảnh kẻ thù đối lập với hình ảnh người dân vô tội.
– Câu văn giàu cảm xúc, giàu hình tượng
– Giọng văn và nhịp điệu thay đổi linh hoạt nhịp điệu nhanh dần.
– Lời văn khi uất hận trào sôi khi thảm thương tha thiết, lúc nghẹn ngào tấm tức…
Câu 4:
a. Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
– Tác giả tập trung khắc hoạ hình tượng Lê Lợi – Người lãnh tụ nghĩa quân: ngẫm, căm giặc nước, đau lòng nhức óc, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, vẫn đăm đăm …, dốc lòng, gắng chí. Một loạt những từ ngữ khắc hoạ phẩm chất, ý chí của người lãnh tụ: Có lòng căm thù giặc sâu sắc, có hoài bão lớn, có ý chí quyết tâm thực hiện hoài bão lí tưởng, tiêu diệt kẻ thù để cứu nước, cứu dân.
– Những khó khăn ở buổi đầu:
+ Thiếu lương thực, thiếu quân, thiếu nhân tài.
+ Những khó khăn thiếu thốn chồng chất.
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ.
– Vận dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà …
+ Tướng sĩ một lòng phụ tử …
+ Thế trận xuất kì …
+ Dùng quân mai phục …
+ Đoàn kết, đồng lòng, vận dụng những mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.
=> Qua hình tượng Lê Lợi, Tác giả Nguyễn Trãi đã khắc hoạ được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc trong thời đại chống ngoại xâm.
b. Giai đoạn phản công – Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa:
– Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động.
– Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang.
=> Nghệ thuật Miêu tả các trận đánh:
– Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với những hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ.
– Lối liệt kê liên tiếp nhiều dẫn chứng cụ thể, lối kết hợp những câu văn khi dài, khi ngắn biến hoá linh hoạt, tạo giọng điệu mạnh mẽ, dồn dập, giàu cảm hứng anh hùng ca.
Hình ảnh quân thù:
– Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống sợ chết, tất cả bọn chúng đều hèn nhát, đều thất bại thảm hại: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run, …
=> Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp với những hình ảnh mang tính tượng trưng, đặc biệt với thủ pháp đối lập: Qua đó càng nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang và bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Càng nêu bật những thất bại thảm hại của kẻ thù.
Câu 5:
Trong đoạn cuối, giọng văn chuyển sang trầm lắng, tự hào. Bởi đó là những lời tổng kết lịch sử mang đậm suy tư.
– Trong lời tuyên bố độc lập được lập lại, tác giả đã đồng thời rút ra bài học lịch sử: Đó là quy luật bĩ, thái (khốn cùng, thông suốt) của trời đất, cũng là quy luật suy vong hưng thịnh tất yếu của mỗi quốc gia. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng.
– Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực hôm nay và tương lai ngày mai cũng là bởi “nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ“, nhờ có chiến công trong quá khứ: “Một cổ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm“.
Trong lời tuyên bố kết thúc, cảm hứng về độc lập dân tộc và tương lai đất nước đã hòa quyện với cảm hứng về vũ trụ khi “bĩ”, khi “hối” nhưng quy luật là hướng tới sự sáng tươi, phát triển, càng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.
Câu 6:
– Đại cáo Bình Ngô được coi là một bản tuyên ngôn độc lập, tác phẩm có ý nghĩa tuyên ngôn về quyền sống của con người vì: đó là bản tuyên ngôn độc lập về chủ quyền dân tộc, là bản cáo trạng tội ác kẻ thù, là bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và chiến thắng của quân ta. Đây là một áng văn yêu nước lớn, chói ngời tư tưởng nhân dân.
– Đại Cáo Bình Ngô có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương:
+ Thể hiện qua kết cấu: tư tưởng nhân nghĩa cũng là cảm hứng về nhân nghĩa
+ Thể hiện qua lập luận hùng biện, đanh thép với rất nhiều cảm xúc và sự rung động trong tâm hồn tác giả
+ Thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ xây dựng hình tượng Lê Lợi, hình tượng nghĩa quân, hình tượng quân giặc…thể hiện trong nghệ thuật sử dụng câu văn hình tượng.
II.Luyện tập
Bài 1:
Bình Ngô Đại cáo:
-Tiền đề: Tư tưởng nhân nghĩa- chân lý độc lập.
– Soi sáng tiền đề vào thực tiễn: Kẻ thù phi nghĩa >< Đại Việt chính nghĩa
– Rút ra kết luận: Chính nghĩa chiến thắng và bài học lịch sử.
Phân tích kết cấu:
– Kết cấu điển hình cho văn chính luận:
Trước hết nêu tiền đề có tính chân lí, làm cơ sở lập luận. Sau đó soi sáng tiền đề vào thực tiễn, chỉ rõ đây là phi nghĩa để tố cáo lên án, đâu là chính nghĩa thì ngợi ca. Cuối cùng rút ra kết luận trên cơ sơ tiền đề và thực tiễn.
Giaibaitap.me