Soạn bài Những đứa con trong gia đình (ngắn gọn) – Nguyễn Thi

0

Câu 1:

– Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

– Cách trần thuật như vậy khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và ý thức, cảm xúc của nhân vật cứ lúc bị đứt ra rồi lại nối lại qua những lần ngất đi rồi tỉnh lại vậy.

Câu 2: Tác phẩm kể chuyện một gia đình. Gia đình này gồm ba, má Việt, chị Chiến, chú Năm và Việt.

Câu 3: Trong truyện này, nổi bật nhất là hai nhân vật Việt và Chiến. Cả hai nhân vật đều xuất thân trong một gia đình, tuổi tác cũng gần nhau nhưng do đặc điểm về giới tính và thứ bậc trong gia đình nên giữa hai người vừa có nét chung vừa có nét riêng biệt.

* Những nét tính cách chung:

– Họ đều có tình cảm gia đình sâu nặng.

– Chị em Việt có chung mối thù với bọn Mỹ – Ngụy.

– Hai chị em Chiến – Việt đều có những nét rất ngây thơ thậm chí có phần trẻ con.

* Nét đẹp riêng:

a. Chiến là cô gái đảm đang, tháo vát:

– Chiến hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn:

=> Nói tóm lại, Chiến là cô gái tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam rắn rỏi, đảm đang, anh hùng.

b. Nét riêng ở Việt:

– Việt – người thanh niên với những phẩm chất hồn nhiên.

– Việt có tình cảm với gia đình rất sâu sắc.

– Việt mang trong mình phẩm chất người anh hùng.

– Việt mang trong mình vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: trẻ trung, gan dạ, đáng yêu nhưng cũng rất mực anh hùng dũng cảm. Việt đã tiếp nối và làm rạng rỡ truyền thống đánh giặc cứu nước của gia đình và đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Câu 4:

– Trong truyện “Những đứa con trong gia đình” đã xây dựng nhân vật trung tâm theo khuynh hướng sử thi, nhân vật Việt và Chiến – những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng  đồng.

– Câu chuyện xoay quanh các thành viên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, căm thù giặc từ đời này qua đời khác từ đời bố mẹ là những người anh hùng hi sinh vì đất nước đến những người con kế tiếp đứng lên quyết trả nợ nước thù nhà.

Câu 5:

Đoạn văn cảm động nhất đó là cảnh hai chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ má chạy qua cánh đồng, gửi sang nhà chú Năm để hai chị em lên đường đi chiến đấu.

– Cảnh tượng đó khiến người đọc liên tưởng và bồi hồi xúc động bởi nhìn vào đó ta thấy được tình yêu, tình hiếu thảo, chọn nghĩa đối với cha mẹ.

– Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình.

Luyện tập:

Câu 1:

Đoạn đối thoại của Chiến và Việt đêm trước ngày nhập ngũ rất sinh động, thể hiện rõ tính cách và cá tính của từng nhân vật. Chiến có nói với Việt  ”Chú Năm nói mày với tao đi kỳ này là ra chân trời mặt biển… thù cha mẹ chưa trả mà bỏ về là chú chặt đầu…tao đã hứa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à” Đáp lại câu nói của chị Chiến. Việt cũng dõng dạc tuyên bố ”chị có bị chặt đầu thì chặt chớ chừng nào tôi mới bị”… rồi bàn về việc nhà, bàn về gửi bàn thờ má. Hai chị em thể hiện là hai chị em gan góc và chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc . Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cũng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm. Họ căm thù giặc sâu sắc. Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc và giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung, son sắt với cách mạng và quê hương. Tuy nhiên, mỗi nhân vật có nét riêng. Trong việc dặn dò em và bàn việc nhà Chiến thể hiện mình là cô gái tháo vát, đảm đang. Chiến thương em mới nói cho em biết việc nhập ngũ lần này nó có tính nguy hiểm như thế nào, còn Chiến cũng thể hiện sự bản lĩnh gan góc của mình khi bảo giặc còn thì tao mát, vậy à rồi bàn về việc nhà và việc quan trọng nhá là gửi bàn thờ ba má cho thấy cội nguồn đối với hai chị em là quan trọng nhất.  Với Việt, Khi nói chuyện với chị Chiến, khi chị nói lại lời chú Năm dặn dò không sợ sệt mà ngược lại khẳng định sẽ không bao giờ bỏ về để chú chặt đầu. Việt vẫn anh dũng. Tuy nhiên, Việt vẫn rất vô tư khi nghe chị bàn việc nhà. Việt “lăn ra ván cười khì khì”, chụp một con đom đóm trong lòng tay rồi ngủ quên lúc nào không biết.

Như vậy, chỉ qua đoạn đối thoại của hai chị em trước đêm nhập ngũ ta cũng đã thấy rõ được tính cách của hai nhân vật Chiến – Việt. Cùng thương má, cùng mang mối thù chung của gia đình, cùng quyết tâm giết giặc, nhưng Chiến thì tỏ rõ tính cách, cá tính của người chị, một cô gái mới lớn, còn Việt thì tính cách, cá tính vẫn còn rất “trẻ con”, là cậu con trai vô tư, hồn nhiên.

Leave a comment