Phân tích nhân vật Phùng truyện Chiếc thuyền ngoài xa

0

Dàn ý phân tích nhân vật Phùng

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

– Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong cho phong trào thơ mới Việt Nam

– Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Dấu chân người lính, mảnh trăng cuối cùng,..

– Nguyễn Minh Châu mang trong mình 2 khuynh hướng sáng tác:

+ Trước năm 1975: Nguyễn Minh Châu viết theo khuynh hướng sử thi lãng mạn

+ Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh sâu sắc.

  • Tác phẩm: “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào tháng 8/ 1983
  • Hoàn cảnh sáng tác: khi cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa kết thúc thắng lợi, 2 miền Nam Bắc thống nhất, nước ta bắt đầu thời kỳ xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa.
  • Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm: Kể về cuộc sống đời thường, vấn đề tiềm ẩn trong chiến tranh.
  • Truyện ngắn được thể hiện dưới con mắt của Phùng- một người nghệ sĩ nhiếp ảnh tài hoa. Qua cái nhìn của anh cuộc sống hiện lên với biết bao cung bậc, xúc cảm và tình huống bất ngờ.

2. Thân bài

Đong đầy tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp

– Phùng là người say mê nghệ thuật. Anh cống hiến cho nghệ thuật bằng cả trái tim và sức lực tuổi trẻ: Bỏ cả vài tuần để đi săn lùng những khoảnh khắc đẹp cho cuốn lịch cuối năm; loay hoay đắn đo chọn lựa suốt vài ngày để kiếm tìm cho mình một bức ảnh thật ưng ý.

– Anh nhạy cảm trước sự từng phút giây chuyển mình của đất trời, bắt chụp được cảnh đắ giá trời cho. Vốn dĩ cảnh tượng đó rất đỗi bình thường, giản dị nhưng hiện diện dưới ảnh mắt thơ mộng của Phùng khung cảnh ấy trở nên thật đẹp, thật đáng giá:

+ Vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương như một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ, mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa và màu hồng của mặt trời.

– Con người mang dáng dấp của sự làm chủ, vĩ đại đầy tự hào: ngồi im phăng phắc như tượng trên mũi thuyền đang hướng mặt vào bờ.

– Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong tâm tưởng người nghệ sĩ mang vẻ đẹp thanh nhã, toàn bích, gây nên xúc động “bóp nghẹ trái tim”

– Phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, say mê với cái đẹp và nhạy cảm với tạo hóa mới có thể phát hiện và khai phá đường nét thiên nhiên đến kì diệu như thế.

+ Đề rồi từ cái đẹp, người nghệ sĩ ấy nhận ra rằng: À cái đẹp có sức lan tỏa vô cùng mãnh liệt, nó như gia vị làm sáng tâm hồn người, thanh lọc tâm hồn ta.

Phùng mang trong mình những triết lý nhân sinh sâu sắc

  • Chứng kiến cảnh người đàn ông bạo hành dã man với vợ, người vợ khắc khổ, cơ cức chỉ biết cam chịu, khóc lóc đầy nhẫn nhục thoạt đầu anh chỉ biết “há hốc mồm ra nhìn” nhưng sau đó không một chút đắn đo, lưỡng lự anh đã chạy đến để can ngăn. Kết quả là anh bị đánh đến thương tích phải nhập viện.
  • Tại tòa án, khi nghe người vợ chấp tay : “lạy quý tòa” tha cho người chồng dã man kia, và xin không muốn bỏ chồng, lúc ấy Phùng cảm thấy ngột ngạt, bức xúc đến tột độ, chỉ mong có thể vén bức màn để đem lại công lí, lẽ phải.
  • Tuy nhiên sau khi nghe tâm sự, thấu hiểu những trăn trở âu lo của người đàn bà hàng chài thay vì trách móc anh lại thấy thương, thương cho con người ấy, thương cho những số phận như gia đình Phác, những số phận cũng chỉ vì cái đói cái nghèo bửa vây mà tình cảm của con người cũng thay đổi.

=> Phùng mang trong mình những phẩm chất đáng quý của người chiến sĩ cách mạng: kiên trung, dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ công bằng và đạo đức xã hội.

Nhân vật có chiều sâu tư tưởng

– Trước đây trong Phùng chỉ có suy nghĩ đơn giản, một chiều, với anh : “Đi theo lính ngụy là xấu.”

– Câu chuyện của bà hàng chài anh đã vỡ lẽ ra được nhiều nghịch lý ở đời.

– Phán quyết bỏ chồng của Tòa dưới con mặt của người ngoài đó là sự giải thoát cho người phụ nữ nhưng thực ra nó lại là quyết định đánh đổi hết tất cả của người vợ.

+ Con người ta đâu chỉ sống cho riêng mình mà còn cho con mình

+  Người đàn ông vũ phu kia đáng được chia sẻ, cảm thông.

+ Người đàn bà thất học, chẳng có cái chữ nhưng lại rất am hiểu cuộc đời

=> Từ đó người nghệ sĩ cảm thấy mơ hồ, ghê rợn với cái cảnh đẹp mà anh đã bắt trọn được. Liệu rằng đằng sau sự mở ảo ấy còn biết bao gia đình, bao hoàn cảnh như gia đình Phác.

=> Con người giản đơn nhưng cái nhìn phải sâu sắc, đa chiều, đừng nên nhìn về một phía mà hãy hướng con mắt ra sâu hơn, xa hơn để thấu được sắc vẻ muôn màu.

KẾT BÀI

– Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, ngôn ngữ nội tâm linh hoạt, nghệ thuật khắc tả diễn biến tâm trạng nhân vật, ngoại hình đặc sắc; ngôn ngữ tả cảnh nhiều màu sắc;..

– Nội dung:

+ Cảm thông sâu sắc với số phận và nỗi khổ người nông dân

+ Thái độ lên án chiến tranh dù đã đi qua nhưng hậu quả vẫn khó khắc phục

+ Quan niệm nhân sinh sâu sắc

Leave a comment