Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Mời các bạn học sinh tham khảo thêm:
Soạn bài: Sau phút chia li
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đề văn biểu cảm
Đọc các đề sau:
(1) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,…) quê hương.
(2) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.
(3) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
(4) Vui buồn tuổi thơ.
(5) Loài cây em yêu.
Gợi ý: Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này. Chẳng hạn, trong đề (5), đối tượng biểu cảm là loài cây em yêu, tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với loài cây đó.
2. Cách làm một bài văn biểu cảm
a) Yêu cầu chung
b) Các bước làm một bài văn biểu cảm
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2: Lập dàn bài
Bước 3: Viết thành văn
Bước 4: Kiểm tra lại bài viết
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Đọc bài Tản văn của Mai Văn Tạo (SGK, tr 89) và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn biểu đạt tình cảm gì, hướng tới đối tượng nào? Hãy đặt cho bài văn một nhan đề thích hợp.
b) Hãy nêu dàn ý của bài.
c) Hãy chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn.
Gợi ý:
a) Bài văn này biểu đạt tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương An Giang yêu dấu. Có thể đặt nhan đề cho bài văn là:An Giang trong trái tim tôi.
b) Dàn ý của bài văn:
– Mở bài: Giới thiều tình yêu quê hương An Giang.
– Thân bài: Những biểu hiện tình yêu quê hương của tác giả:
+ Những kỉ niệm tuổi thơ.
+ Tình yêu quê hương trong chiến đấu và tình yêu đối với những người con anh hùng của quê hương.
– Kết bài: Tình yêu quê hương trong suy nghĩ và cảm nhận của người con xa quê (khi đã trưởng thành).
c) Bài văn thể hiện những cảm xúc với quê hương bằng những câu văn biểu cảm trực tiếp, rất giàu cảm xúc và dung dị.