Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

0

Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người. Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2016) để làm sáng tỏ nhận định trên. Và từ câu chuyện này, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề bạo lực gia đình.

GỢI Ý LÀM BÀI

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong trên hành trình đổi mới, là người mở đường tinh anh và tài năng cùa văn học Việt Nam sau năm 1975.

– Chiếc thuyền ngoài xa (1985) khai thác sâu sắc số phận cá nhân con người, những vấn đề đạo đức với nhiều suy tư trăn trở của người cầm bút.

– Trích dẫn ý kiến.

2. Phân tích nhân vật ngưòi đàn bà hàng chài để làm sáng tỏ nhận định

a. Nội dung

– Nhân vật đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu cúa nhà văn về số phận con người:

+ Thấy được tình cảnh và nỗi khổ của người đàn bà hàng chài: kém may mắn, cuộc sổng lam lũ, cơ cực, bấp bênh {thuyền chật, con đông, nghèo đói, có lúc cà nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…).

+ Thấu hiểu bi kịch của người đàn bà bị bạo hành: thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, vô lí {Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận năng’).
-Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, nhà văn đã thể hiện cái nhìn trĩu nặng tình thương với con người:

+ Phát hiện đằng sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật: thấu hiểu lẽ đời; bao dung, cảm thông với nồi khổ của chồng; thương con vô bờ bến {Đàn bà ờ thuyền chủng tôi phải song cho con chứ không thế sổng cho mình…).

+ Cảm thương, chia sè và trân trọng khát khao hạnh phúc bình dị, đời thường của nhân vật (Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tói chúng nó được ăn no…).

b. Nghệ thuật.

-Tạo được tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá. phát hiện về đời sống và nhân vật.

-Tính cách nhân vật được thể hiện qua nhiều mối quan hệ; giọng điệu xót xa, chiêm nghiệm.

3.Vấn đề bạo lực trong gia đình

– Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: bạo hành gia đình là hiện tượng hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau cùa những thành viên trong gia đình.

– Phân tích, chứng minh.

+ Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: là vấn đề xã hội bức thiết cùa một quốc gia nhất là ờ những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạng này diễn ra thường xuyên.

• Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thông, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miền núi.

• Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu, con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau…

+ Hậu quả của bạo hành gia đình: bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quá đáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà. cha mẹ con cái từ nhau… gây ra biết bao tệ nạn xã hội.

+ Nguyên nhân: Truyện ngán Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải gánh nặng gia đinh, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tòa tâm hồn. Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ cùa cuộc sống xô bồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xã hội.

+ Giải pháp:

• Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quan đoàn thể. các tổ chức trong xã hội… Đảng và Nhà nước cẩn có biện pháp tích cực như tuyên truyền, vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc gia đình.

• Phải trừng trị nghiêm khẳc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.

• Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

– Rút ra bài học cho bản thân.

+ Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng. Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

+ Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình.

4. Đánh giá chung

– Chiếc thuyền ngoài xa thể hiện cái nhìn mới mẻ, sâu sắc. mang tính thời sự của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và số phận con người.

– Qua đó phản ánh những nghịch lí cuộc đời, nhà văn thể hiện tình cảm chân thành với những người lao động nghèo khổ; cành báo về thực trạng bạo hành gia đình và góp phần lí giải nguyên nhân của thực trạng ấy.

Leave a comment