a. Hãy tái hiện lại cuộc sống “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc họa trong bài thơ… d. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
Đề bài:
a. Hãy tái hiện lại cuộc sống “nhàn” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khắc họa trong bài thơ.
b. Cảm nhận của anh (chị) về triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
c. Hiện thực cuộc đời trong cái nhìn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn.
d. Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
Hướng dẫn:
a. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tái hiện cuộc sống “nhàn” theo quan niệm của ông qua bài thơ cùng tên. Những sinh hoạt của đời sống thường nhật đã đi vào bài thơ một cách tự nhiên, gợi nhiều hơn tả, gợi nhiều hơn kể. Đặc điểm của thể thơ Đường luật – thể thơ “bé hạt tiêu” chi phôi cách thể hiện sao cho cô đọng, hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”.
– Nếp sống bình dị của một lão nông trồng rau, câu cá… Trong cuộc sống đó, mọi thứ dường như đều đủ, vừa đủ dù không nhiều, không dư thừa “Một mai, một cuốc, một cần câu..”. Đó là cái đủ của người không chuộng sự dư thừa vật chất tầm thường.
– Tâm thế của nhà thơ là thảnh thơi, thanh nhàn tìm về nơi vắng vẻ, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, tận hưởng cuộc sống thanh đạm:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
b. Những vần thơ “nhàn” chứa đựng trong nó một triết lí sống sâu sắc. Để trình bày “cảm nhận” về nội dung này, cần chú ý phạm vi và cách thức trình bày câu trả lời cho phù hợp. Câu hỏi khuyến khích HS có ý kiến, cách trình bày riêng, không phụ thuộc vào ý kiến và cách thức của người khác. Điều cốt yếu là ý kiến ấy phải được lí giải thỏa đáng, cách trình bày ấy phải thuyết phục. Dưới đây là một gợi ý trả lời, HS có thể tham khảo:
– Ấn tượng, suy nghĩ chung củà bản thân về triết lí sống của Nguyễn Bĩnh Khiêm.
– Suy nghĩ của bản thân về triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
+ Quan niệm về dại và khôn (chú ý sự đối lập hai biểu hiện khôn – dại, cội nguồi dân gian của quan niệm dại – khôn, tính chất “đối thoại” trong giọng điệu thơ nói về cái dại, cái khôn theo quan niệm thực dụng và theo quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, cái nhìn thấu suốt các hiện tượng xã hội, thái độ bình thản của Nguyễn Bỉnh Khiêm..)
+ Quan niệm về danh và lợi’. Tác giả nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là chiêm bao nên phủ nhận danh lợi, phú quý và ca ngợi cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, lánh xa quyền quý để giữ cốt cách thanh cao.
– Thái độ, tình cảm đốì với nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm.
c. Từ cuộc sống của bản thân, của người không xuất mà xử, không hành mà táng, nhà thơ triết lí về cuộc đời với lẽ sống nhàn. Hiện thực cuộc đời, vì thế không phải là nội dung chính yếu của bài thơ. Tuy nhiên, người đọc vẫn thấy thấp thoáng trong mỗi lời thơ hình ảnh của cuộc đời trong cái nhìn thấu lẽ nhân sinh của nhà nho Trạng Trình.
– Ở giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng trầm trọng, sự rạn nứt của những quan niệm, suy nghĩ, những chuẩn mực lẽ sổng đã tạo nên sự phân hóa chính trong tầng lớp nho sĩ. Một bộ phận nho sĩ theo thời, chạy theo vòng danh lợi; một bộ phận nho sĩ thất vọng, chán chường trước những luân lí xã hội, những rường cột một thời phôi pha. Những lựa chọn xuất xứ của họ chia thành hai ngã rẽ: về nơi vắng vẻ hay đua chen chôn quan trường, chốn thị phi, đó là những lựa chọn không giống nhau của những người dù cùng xuất thân trong tầng lớp nho sĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đối lập “ta” với “người” trong bài thơ, sự đối lập ấy ít nhất cũng phần nào phản ánh hiện thực đó.
+ Cuộc sống của người nho sĩ ở ẩn trong bài thơ trước hết là cuộc sống của chính tác giả. Giọng kể, lời tả trong bài thơ không phải là viết về một cuộc sống trong tưởng tượng, đó là cuộc sống thực. Mai, cuốc, cần câu… là những “đồ vật” được nhắc đến trong thơ như những sự vật hiện hữu thường xuyên, sẵn có, tuyệt nhiên không làm cho nhân vật trữ tình trở thành lão nông tri điền ngay lập tức. Cốt cách thanh cao, sang trọng và cái nhìn thấu lẽ đời của nhân vật trữ tình không thể là của người chỉ biết cấy cày vụ mùa. Có thể thấy nhân vật này với một vị thế bao quát một phạm vi hiện thực lớn, nhìn mà thấu tỏ rồi. Cái quy luật “phú quý tựa chiêm bao” không phải là cái nhìn phát hiện lần đầu. Từ xưng hô “ta” trong bài thơ vì thế đầy ảnh hưởng, có sức lôi kéo, đó không phải là cái “ta” đơn độc. Đó là cái “ta” đại diện cho những nhà nho chân chính lánh đục về trong ở giai đoạn bấy giờ.
+ Sân khấu chính của cuộc đời với những đua chen danh, lợi không chiếm vị trí chính yếu trong nội dung văn bản. Tuy nhiên, điều đó không làm cho những phản ánh về mảng hiện thực này trở nên nhạt nhòa trong lời thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Không gian “chôn lao xao”, nhân vật “người khôn”, cuộc sống “phú quý”… những từ ngữ định danh ấy có sức chở mang rất lớn trong một bài thơ bát cú Đường luật. Tính chất giễu nhại của các yếu tố ngôn ngữ mang ý vị bình luận, đánh giá về sự “dại”, “khôn”., làm cho lời thơ có cấu trúc đối thoại.
d. Nhàn là một bài thơ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
– Thơ Đường luật đòi hỏi kết cấu chặt chẽ. Nhàn là bài thơ đã đáp ứng được yêu cầu này. Bài thơ chia làm 4 phần: đề, thực, luận, kết.
– Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng.
+ Với dung lượng không lớn nhưng bài thơ đã thể hiện một vấn đề lớn, sâu sắc: triết lí về cuộc đời.
+ Cách khai thác ý nghĩa của từ ngữ điêu luyện. Đằng sau mỗi từ ngữ được lựa chọn đều có những hàm ý thâm trầm, thể hiện trí tuệ sắc sảo.
– Giọng điệu triết lí thâm trầm, sâu sắc có pha chút mỉa mai.