Anh (chị) hãy bình luận ý kiến của Đôxtôipxki: Cái đẹp cứu rỗi thế giới
1. Giải thích
a. Quan niệm về cái đẹp
– Cái đẹp là một phạm trù của mĩ học, quan niệm về cái đẹp rất phong phú.
+ Arixtôt: Cải đẹp nằm trong kích thước của trật tự, như vậy thì những cái gì quá lớn hoặc quá nhỏ đều không thể coi là cái đẹp.
+ Hécđơ: Cot lõi của cái đẹp là ở chân lí. Bất cứ cái đẹp nào cũng dẫn đến chân lí và điều thiện.
+ Xtăngđan: Cải đẹp là sự mời gọi của hạnh phúc.
+ Triết học phương Đông: Cải đẹp là sự hài hoà, cân đối.
– Theo quan điểm thẩm mĩ thì cái đẹp là sự tổng hoà theo một tiêu chí thẩm mĩ nào đó, sẽ luôn song hành cùng cái chân và thiện.
– Cái đẹp có thể tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong chính trị, tôn giáo, đặc biệt là ở con người. Con người là cái đẹp toàn mĩ nhất, là thước đo mọi giá trị của vũ trụ.
– Cái đẹp có nhiều nhất trong văn học, nó biểu hiện tập trung hơn và lí tưởng hơn.
– Cái đẹp trong cuộc sống đi vào nghệ thuật, văn học sẽ được thăng hoa.
b. “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”
– Đây là thuật ngữ của tôn giáo, nham nhấn mạnh tác dụng lớn lao của cái đẹp.
+ Duy trì sự tồn tại và phát triển của thế giới.
+ Nếu con người không say mê cái đẹp, cuộc sống không tuân theo qui luật của cái đẹp thì sẽ tận thế.
+ Thanh lọc tâm hồn con người, loại bỏ cái xấu, cái ác.
+ Thoát khỏi dục vọng tầm thường, những tội lỗi.
+ Hướng con người tới một thế giới lí tưởng.
+ Giúp con người có một niềm tin ở tương lai. cuộc sống, duy trì, hồi phục, nuôi dưỡng niềm tin.
+ Đánh thức khát khao của con người, hướng tới thế giới chân, thiện, mĩ.
Lưu ý, học sinh cần lấy dẫn chứng: cái đẹp của sự tài hoa, khí phách – Huấn Cao; cái đẹp của tài hoa, nghệ sĩ – Ông lái đò; cái đẹp của tư tưởng, phẩm chất trong con người Hồ Chí Minh – Nhật kí trong tù,….
– Ý kiến của bản thân về cái đẹp.
2. Bình luận
– Hành trình cuộc sống của con người luôn đi tìm cái đẹp.
– Quan niệm về cái đẹp không phải là bất biến, nó có thể thay đổi theo những tiêu chí khác nhau của lịch sử, dân tộc. sở thích cá nhân…
– Con người biết yêu cái đẹp sẽ sống trong sạch, xa lánh, chống lại cái xấu, biết bảo vệ cái đẹp.
– Con người muốn thoả mãn nhu cầu thường thức cái đẹp thì hãy tìm đến văn học, vì trong văn học cái đẹp được nhân đôi.