Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về “Thói ăn chơi đua đòi của thanh thiếu niên hiện nay”

0

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề.

+ Mỗi ngày mọi thứ đều dần dần thay đổi, đổi mới mình và con người chúng ta cũng vậy. Thay đổi về cách ăn mặc, đẩu tóc và nhiều mặt khác. Nhưng dần dần sự thay đổi đó đã dần bị biến chất và trở thành một thói hư tật xấu trong giới trẻ hiện nay. Vậy thói ăn chơi đua đòi là gì? Do đâu mà nó ngày càng phổ biến trong giới trẻ chúng ta hiện nay?.

– Dẫn ra vấn đề cần nghị luận.

+ Thói ăn chơi đua đòi xuất hiện chủ yếu là ở giới trẻ. Nó trở thành “virút” có thể làm ảnh hưởng đến tâm lí của nhiều bạn trẻ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

2.Thân bài

a. Giải thích

– Thói ăn chơi đua đòi là gì? Là lối sống phung phí, dùng tiền của vào mục đích ăn diện và chơi bời để theo kịp thời thế và không thua kém ai. Ãn mặc chẳng giống ai, những con người muốn bản thân nổi trội hơn người bàng vẻ ngoài bóng loáng hay quái dị. Và cũng là sự chạy theo “mốt thời trang”, không biết kết hợp một cách cho đẹp, cho phù hợp mà cứ thấy nó là “mới” thì lại có cho bằng được. Và ngày nay thì nó xảy ra chủ yếu ờ lứa tuổi thanh thiếu niên.

– Đó là cách sống a dua, thiếu lập trường, bắt chước trong việc phô trương về hình thức.

b.Thực trạng (biểu hiện) của hiện tượng

+ Ăn mặc chưng diện, chú ý vẻ bên ngoài của bản thân.

+ Làm những điều khác người, khác đời, chỉ nhằm mục đích nổi bật.

+ Chạy theo “mốt”.

+ Ngoài việc ăn mặc, thì ăn chơi đua đòi còn biểu hiện trong nhiều phương diện khác như: gây gổ đánh nhau, không tôn trọng người khác, la cà….

+ Diễn ra khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Đã và đang là vấn đề đáng quan tâm.

c. Nguyên nhân

– Đâu tiên nó chỉ là sự thay đổi bề ngoài cùa bản thân, nhưng dần dần do tính thích ganh đua cho hơn người khác nên nó đã bị biến chất và trở thành thói ăn chơi đua đòi.

– Xuất phát từ bản tính thích khẳng định “đẳng cấp”.

-Đông thời do sự nhạy cảm và ý thức của tuổi học sinh, sinh viên.

– Băt chước người khác thế là thói ăn chơi đua đòi ngày càng lan truyền rộng khắp cả xã hội và đặc biệt là ở giới trẻ.

– Thiếu trách nhiệm với tương lai của chính bản thân.

– Không được giáo dục về ý thức sống giản dị và tiết kiệm.

– Cha mẹ không quan tâm, không dạy dỗ khuyên bảo.

– Một số bạn xuất thân từ gia đình giàu có, dư dả nên không biết quý trọng đồng tiền.

d. Hậu quả

– Với bản thân.

+ Thói ăn chơi đua đòi khiển cho chính bản thân thanh thiếu niên không có thời gian học tập và tham gia các hoạt động xã hội có ích. Vì vậy ảnh hưởng đến tương lai. 

+ Người đua đòi sẽ mât niêm tin với người xung quanh, thậm chí bị xem thường.

+ Quanh họ chỉ còn lại những kẻ thích đua đòi khác đồng thời nhân cách có thể bị ảnh hưởng.

+ Khi không có đủ tiền, họ sẵn sàng phạm pháp để có thể tiếp tục ăn chơi đua đòi.

– Với gia đình.

+ Tiền của gia đình hao hụt đáng kể.

+ Cha mẹ buồn phiền.

+ Gia đình bất hòa (con cái hư hỏng thì cha mẹ rất dễ cãi vã nhau).

– Với xã hội.

+ Những người xung quanh tiếp xúc với người thích ăn chơi có thể bị ảnh hường, cũng học đòi ăn chơi theo họ.

+ Người ăn chơi đua đòi là gánh nặng của xã hội, làm hao hụt của cải của xã hội làm cho xã hội chậm phát triển, thậm chí có thể đi xuống.

e. Biện pháp

– Giáo dục về lối sống giản dị trong những tiết học ngoại khóa.

– Phải chỉ cho các bạn thấy được cái quý giá của đồng tiền và sự nguy hiểm của cuộc sống thiếu thốn tiền bạc.

– Thanh thiếu niên phải được giáo dục về ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

– Cha mẹ cần quan tâm đến con cái nhiều hơn (học sinh có thể nói thêm một chút về những tấm gương sống giản dị, nhưng nhớ là chỉ điểm mặt để tránh đi sai hướng).

3.Kết bài

– Thói ăn chơi đua đòi là một lối sống có hại.

– Là học sinh chúng ta cần phải tránh xa.

– Ngoài ra ta cần phải thức tỉnh những con người đang sống đua đòi để họ thấy được cái sai và sớm sửa đổi, không nên chỉ biết chê trách.

Leave a comment