Bài 1, 2, 3, 4 trang 21 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9
Bài 1, 2, 3, 4 trang 21 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9
Bài 1. Một hợp tử ở người với 2n = 46.
1. Khi ở kì trung gian, hợp tử trên có :
a) Bao nhiêu sợi nhiễm sắc ?
b) Bao nhiêu tâm động ?
c) Bao nhiêu crômatit ?
2. Khi chuyển sang kì đầu (kì trước), hợp tử trên có bao nhiêu NST kép ?
3. Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có :
a) Bao nhiêu NST kép ?
b) Bao nhiêu crômatit ?
c) Bao nhiêu tâm động ?
4. Khi chuyển sang kì sau, hợp tử trên có :
a) Bao nhiêu NST đơn ?
b) Bao nhiêu tâm động ?
■ Lời giải
1. Hợp tử :
a) Khi ở kì trung gian, lúc NST chưa tự nhân đôi thì số sợi nhiễm sắc là 46
b) Dù ở trạng thái chưa hay đã nhân đôi thì số tâm động vẫn là 46
c) Sau khi NST tự nhân đôi thì số crômatit là 46 x 2 = 92
2. Khi ở kì đầu, số NST kép là 46
3. Khi ở kì giữa :
a) Số NST kép là 46
b) Số crômatit là 92
c) Số tâm động là 46
4. Khi ở kì sau :
a) Số NST đơn là 92
b) Số tâm động là 92
Bài 2. Một loài có bộ NST 2n = 20.
Một nhóm tế bào của loài mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Xác định số tế bào của nhóm.
Nhóm tế bào khác của loài mang 400 NST kép. Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Với số lượng bao nhiêu ? Cho biết diễn biến của các tế bào trong nhóm đều như nhau.
Nhóm tế bào thứ ba cũng của loài trên mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào.
* Nhóm tế bào đang ở kì nào của quá trình phân bào ? Với số lượng bằng bao nhiêu ?
■ Lời giải
1. Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì trung gian (khi chưa tự nhân đôi) thì số tế bào của nhóm là : 200 : 20 = 10 (tế bào).
– Nếu NST là dạng sợi mảnh ở kì cuối trước khi sự phân chia chất tế bào kết thúc thì số tế bào của nhóm là : 200 : 40 = 5 (tế bào).
2. Trong chu kì nguyên phân, NST kép tồn tại ở :
– Kì trung gian sau khi NST tự nhân đôi.
– Kì đầu, lúc này các NST kép đang co ngắn, đóng xoắn.
– Kì giữa, thời điểm này các NST kép co ngắn, đóng xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Dù ở kì nào trong 3 kì nói trên thì số tế bào của nhóm vẫn là :
400:20 = 20 (tế bào)
3. Nhóm tế bào mang NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào là nhóm tế bào đang kì sau của nguyên phân. Sô tê bào của nhóm là : 640 : 40 = 16 (tế bào).
Bài 3. ở người, bộ NST 2n = 46. Một tinh bào bậc 1 bước vào quá trình giảm phân.
1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường :
– Số NST kép ở kì đầu là bao nhiêu ?
– Số NST kép ở kì giữa là bao nhiêu ?
– Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là bao nhiêu ?
– Khi kết thúc lần phân bào I thì mỗi tế bào con mang bao nhiêu NST kép ?
2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường :
– Số NST kép và số tâm động ở kì giữa của mỗi tế bào con là bao nhiêu ?
– Số NST đơn và số tâm động ở kì sau của mỗi tế bào là bao nhiêu ?
– Số NST đơn ở mỗi tế bào con được tạo thành khi kết thúc lần phân bào II là bao nhiêu ?
■ Lời giải
1. Khi tế bào bước vào lần phân bào I bình thường :
– ở kì đầu tế bào có 46 NST kép.
– ở kì giữa tế bào có 46 NST kép.
– Số NST kép đang phân li về 1 cực tế bào là :
46 NST kép : 2 = 23 NST kép.
– Khi kết thúc lần phân bào I, mỗi tế bào con được tạo thành đều mang 23 NST kép.
2. Khi các tế bào con chuyển sang lần phân bào II bình thường :
– Mỗi tế bào con ở kì giữa có 23 NST kép và 23 tâm động.
– Mỗi tế bào con ở kì sau có :
23 NST đơn X 2 = 46 NST đơn.
23 tâm động X 2 = 46 tâm động
– Mỗi tế bào con được tạo thành sau lần phân bào II có 23 NST đơn.
Bài 4. Ở ruồi giấm có bộ NST 2n = 8.
Một nhóm tế bào sinh dục ruồi giấm mang 128 NST kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào ? Với số lượng bao nhiêu ? Cho biết mọi diễn biến trong nhóm tế bào như nhau.
Nhóm tế bào sinh dục thứ hai mang 512 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào. Xác định số lượng tế bào của nhóm. Khi nhóm tế bào kết thúc lần phân bào II thì tạo ra được bao nhiêu tế bào con ?
Cho rằng các tế bào con được tạo ra ở trên hình thành các tinh trùng và đều tham gia vào quá trình thụ tinh, trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 3,125% số tinh trùng được tạo thành nói trên. Xác định số hợp tử được tạo thành.
Cho biết mọi diễn biến trong quá trình giảm phân của các nhóm tế bào trên đều diễn ra bình thường.
■ Lời giải
1.NST kép có thể ở 1 trong các kì sau :
– Kì trung gian trước lần phân bào I sau khi đã tự nhân đôi.
– Kì đầu I, nếu các NST kép tiếp hợp với nhau theo cặp tương đồng.
– Kì giữa I, nếu các NST kép tập hợp ở mặt phẳng xích đạo tạo thành 2 hàng.
– Kì sau I, nếu các NST kép đang phân li về 2 cực tế bào.
– Kì cuối I, nếu các NST kép nằm ở 2 cực hay ở 2 tế bào con mới được tạo thành.
– Kì giữa II, nếu các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo thành 1 hàng.
– Nếu nhóm tế bào đang ở kì trung gian (trước phân bào), hoặc kì đầu, hoặc kì giữa, hay kì sau của lần phân bào I thì sô tế bào của nhóm là :
128:8 = 16 (tế bào)
– Nếu nhóm tế bào đang ở kì cuối I (tế bào con đã được tạo thành), hay ở kì giữa thì số tế bào của nhóm là :
128 : 4 = 32 (tế bào)
2. Các NST đang phân li về 2 cực của tế bào là dấu hiệu cho biết nhóm tế bào hai đang ở kì sau lần phân bào n.
– Số lượng tế bào của nhóm là :
512:8 = 64 (tế bào)
– Khi nhóm tế bào trên kết thúc lần phân bào II thì số tế bào con được tạo thành li
64 tế bào x 2 = 128 (tế bào)
3. Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là :
128 tinh trùng x 0,03125 = 4 tinh trùng
Mỗi tinh trùng trực tiếp thụ tinh với 1 trứng tạo thành 1 hợp tử. Vậy với 4 tinh trùng trực tiếp thụ tinh đã tạo được 4 hợp tử.