Bài 1: Sống giản dị – SBT
Bài 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 1: Em hiểu thế nào là sống giản dị ?
Trả lời
Giản dị là người biết cách sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không quá xuềnh xoàng mà cũng không quá cầu kỳ.
Bài 2 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 2: Em hãy nêu những biểu hiện của sống giản dị?
Trả lời
Những biểu hiện của sống giản dị: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách
Bài 3 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 3: Phân biệt giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức.
Trả lời
– Giản dị là: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kỳ, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bên ngoài, thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người.
– xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức: Sống không tiết kiệm, lãng phí, học đòi ăn mặc, cầu kỳ trong giao tiếp, vui chơi vượt quá khả năng kinh tế cho phép.
Bài 4 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 4: Theo em, việc sống giản dị có ý nghĩa như thế nào ?
Trả lời
Giản dị là Đức tính cần có của mỗi con người
– Giúp mối quan hệ giữa người và người trở nên tốt đẹp hơn
– Được mọi người yêu quý , giúp đỡ , cảm thông
Bài 5,6,7 trang 5 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự giản dị ?
A.Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu
B. Tính tình dễ dãi
C. Không chú ý đến hình thức
D. Không chơi với bạn nhà giàu có hơn mình
Bài tập 6: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự giản dị ?
A.Là quần áo trước khi đi học
B. Xịt keo, làm tóc rất cầu kì trước khi đi học
C Luôn ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng
D. Hằng năm đều tổ chức sinh nhật
Bài tập 6: Em đồng ý với những ý kiến nào dưới đây ?
A. Những gia đình không có điều kiện về kinh tế mới cần sống giản dị.
B. Sống giản dị là không cầu kì trong nói năng,
C. Không đi du lịch nước ngoài là sống giản dị.
D. Sống giản dị dễ được mọi người gần gũi, quý mến.
E. Sống giản dị là luôn tiết kiệm trong chi tiêu.
G. Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp là biểu hiện của sống giản dị.
Trả lời
Câu | Đáp án |
Câu 5 | A |
Câu 6 | B |
Câu 7 | B,D,G |
Bài 8 trang 6 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 8: Nhà Hoà rất giàu có. Mỗi ngày đi học, Hoà mặc một bộ quần áo khác nhau mà không mặc đồng phục của nhà trường. Thấy vậy, bạn lớp trưởng hỏi Hoà vì sao không mặc đồng phục khi đến trường, Hoà nói : “Mặc đồng phục thì không sành điệu, con nhà giàu thì phải đổi mốt liên tục chứ !”.
Câu hói :
1/Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không ? Vì sao ?
2/ Nếu là lớp trưởng của Hoà, em sẽ xử sự như thế nào trong tình huống trên ?
Trả lời
1/Không đổng ý với suy nghĩ của Hoà. Học sinh không nên để ý đến sành điệu hay không, mà cái chính là học hành thế nào. Cũng không nên phân biệt con nhà giàu với con nhà nghèo
2/ Em sẽ khuyên Hoà mặc đồng phục theo quy định chung của trường.
Bài 9 trang 6 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 9: Đầu năm học, bố đưa Minh đi mua một đôi giày mới. Đến cửa hàng giày, Minh đòi bố mua cho mình một đôi giày nhập ngoại đắt tiền. Bố bảo Minh nên chọn một đôi khác hợp túi tiền hơn mà vẫn đẹp. Minh không đồng ý vì cho rằng : “Đi giày ngoại đắt tiền mới bằng bạn, bằng bè”
Câu hỏi :
1/Em thấy suy nghĩ của Minh đúng hay sai ? Vì sao ?
2/Nếu em có một người bạn như Minh, em sẽ làm gì ?
Trả lời
1/Minh có suy nghĩ không đúng. Là học sinh thì không cần thiết phải sử dụng đồ dùng đắt tiền, vừa tốn tiền của gia đình, vừa không phù với lứa tuổi học trò.
2/ Em sẽ khuyên bạn không nên cầu kỳ trong ăn mặc. Quan trọng là tập trung vào học tập
Bài 10 trang 6 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 10: Em hãy quan sát bạn bè xung quanh và nêu một số biểu hiện giản dị hoặc không giản dị. Vì sao em cho đó là giản dị hoặc không giản dị ?
Trả lời
Người sống giản dị luôn gần gũi với mọi người, có tình cảm chân thành với mọi người, nên được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Bài 11 trang 6 Sách bài tập (SBT) GDCD 7
Bài tập 11: Em hãy nêu kế hoạch rèn luyện cho bản thân để có nếp sống giản dị.
Trả lời
– Ăn mặc, tác phong phù hợp với lứa tuổi học sinh, với điều kiện và hoàn cảnh gia đình.
– Không đua đòi chạy theo nhu cầu vật chất hình thức bên ngoài, không đua đòi những trào lưu của xã hội.
– Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
– Đối xử với mọi người một cách chân thành, cởi mở.
– Biết quý trọng những gì mình đang có, biết thông cảm chia sẻ với cuộc sống khó khăn của người khác, chia sẻ với các em nhỏ, cụ già đang sống trong hoàn cảnh khó khăn
– Tiết kiệm thời gian, của cải, tiền bạc.
Bài 11 trang 6 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài tập 11: Có ý kiến cho rằng : Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có.
Em có đồng ý với quan niệm này không ? Vì sao ?
Trả lời
- Quan niệm này là sai trái, không phù hợp với đạo lí.
Qua truyện đọc trên, theo em, học sinh cần có lối sống giản dị như thế nào ?
Trả lời:
Qua đọc truyện trên, theo em, học sinh cần có lối sống giản dị, nhất là với phong cách ăn mặc khi đến trường. Sống giản dị đối với học sinh là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh của gia đình và môi trường nơi mình học tập, công tác. Sự giản dị thể hiện ở lời ăn tiếng nói hằng ngày, cử chỉ, cách thể hiện bản thân.
Một người giản dị là một người không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy, lời nói đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình, luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có, không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình.
Giaibaitap.me