Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu

0

Câu hỏi mục 1 trang 3 sgk lịch sử 7

– Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì ? Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu ?
– Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?

Trả lời:

Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt v.v… mà sau này phát triển thành các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý (I-ta-li-a) v.v…

Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời cũng được phong các tước vị cao, thấp khác nhau như công tước, hầu tước, bá tước, nam tước…
Thế là những người này vừa có ruộng đất, vừa có tước vị. Họ trở nên có quyền thế và rất giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân thì biến thành nông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa.


Câu hỏi mục 2 trang 4 sgk lịch sử 7

Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.

Trả lời:

Ở trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng nơi ở của mình như những pháo đài kiên cố, có hào sâu, tường cao bao quanh, trong đó có dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v… Phần đất đai ở xung quanh lâu dài bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy v.v…, lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng và thu tô, thuế.


Câu hỏi mục 3 trang 5 sgk lịch sử 7

– Thành thị trung đại đã xuất hiện như thế nào ?
– Những ai sống trong các thành thị ? Họ làm những nghề gì ?

Trả lời:

Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hoá của mình đến những nơi có đông người qua lại để bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau ưở thành các thành phố lớn, gọi là các thành thị trung đại.
Như thế, trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.


Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ?

Trả lời:

    – Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man và quan lại người Giéc – man được ban nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội.

    – Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.


Những ai sống trong các thành thị ? Họ làm những nghề gì ?

Trả lời:

    Trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.


Bài 1 trang 5 lịch sử 7

Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu :

Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã xoá bỏ bộ máy nhà nước của người Rô-ma, lập nên nhiều vương quốc mới…

– Ruộng đất của chủ nô Rô-ma được chia cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc, đồng thời phong cấp các tước vị cao thấp khác nhau. Họ trở nên có quyền thế và giàu có. Đó là các lãnh chúa phong kiến, có thế lực trong xã hội.

– Nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp phụ thuộc vào lãnh chúa. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành.

– Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản : lãnh chúa và nông nô. Nông nô không có ruộng, phải phụ thuộc vào lãnh chúa. Quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất phong kiến đã hình thành ở châu Âu.


Bài 2 trang 5 sgk lịch sử 7

– Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bàn của thời kì phong kiến phân quyền ờ châu Âu với quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến, là khu vực đất đai rộng lớn, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi, ao hồ, sông đầm, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài của quý tộc, nhà thờ và những thôn xóm của nôns dân. Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.

– Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa : là đơn vị kinh tế độc lập mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín.


Bài 3 trang 5 lịch sử 7

Vì sao xuất hiện thành thị trung đại ? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?
Trả lời:
– Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị : do nhu cầu của sản xuất và trao đổi, buôn bán các sản phẩm thủ công.
– Sự khác nhau giữa nền kinh tế trong các thành thị với kinh tế lãnh địa là : trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. Đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. Ờ các thành thị, hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Giaibaitap.me

Leave a comment