Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

0

Câu 1 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Trong xã hội ta hiện nay, có một số người sống theo kiểu “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, em có nhận xét gì về cách sống này?

Gợi ý làm bài:

–         Câu nói “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” muốn ám chỉ những con người sống ích kỉ, hẹp hòi.

–         Đây là lối sống đáng phê phán; nó khiến cho nhiều mối quan hệ bị rạn nứt và dẫn đến đổ vỡ.  Những người chỉ biết lo gia đình mình yên ổn, sung sướng, sung túc; còn những gia đình khác xung quanh mình họ sống như thế nào thì cũng mặc kệ, bởi chẳng liên quan đến mình.

–         Quan điểm sống ấy là thiếu ý thức cộng đồng, trong những hoàn cảnh cụ thể sẽ có lúc gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và cho chính bản thân người đó.


Câu 2 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Vì sao người có lương tâm được xã hội đánh giá cao?

Gợi ý làm bài:

Người có lương tâm được xã hội đánh giá cao vì:

–         Người có lương tâm sẽ tự tin vào bản thân hơn và phát huy được tính tích cực trong hành vi của mình góp phần phát triển xã hội.

–         Họ biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, biết ăn năn, sửa chữa lỗi lầm của mình và biết sống vì người khác, luôn giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn mà không cần điều kiện.


Câu 3 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

Gợi ý làm bài:

–         Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người 

–         Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận. 

–         Vai trò của nhân phẩm, danh dự đối với đạo đức cá nhân: 

+ Nhân phẩm và danh dự có quan hệ khăng khít với nhau làm nền tảng giá trị của mỗi con người. 

+ Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.

–         Người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự vì:

+ Người nghiện luôn tạo ra cho mình những nhu cầu thiếu lành mạnh và rất khó bỏ.

+ Để thỏa mãn cơn nghiện, họ có thể làm bất cứ điều gì kể cả những điều trái với đạo đức và pháp luật.


Câu 4 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Hãy phân biệt tự trọng với tự ái.

Gợi ý làm bài:

Tự trọng:

–         Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.

–         Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn không chính đáng, cố gắng tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.

–         Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

Tự ái:

–         Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

–         Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khuyên bảo mình, dễ có thái độ bực tức

–         Khi tự ái, dễ có những phản ứng thiếu sáng suốt, dễ rơi vào sai lầm.


Câu 5 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Có người cho rằng hạnh phúc là “Cầu được, ước thấy”. Em có đồng ý không? Vì sao?

Gợi ý làm bài:

–         Em không đồng ý vì:

+ Mỗi người có một quan niệm về hạnh phúc khác nhau, nhưng dù thế nào thì  hạnh phúc đó phải lành mạnh và chân chính, phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cuộc sống.

+ Cầu được ước thấy không mang lại hạnh phúc mà chỉ mang lại sự đơn điệu và nhàm chán, mất sự say mê và ham muốn phấn đấu. Nếu hạnh phúc quá dễ dàng, người ta khó lòng trân trọng những điều đó.

+ Hạnh phúc phải trải qua quá trình rèn luyện, đấu tranh mới là hạnh phúc đích thực.


Câu 6 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học là gì?

Gợi ý làm bài:

 

Hạnh phúc của một học sinh trung học là

– Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện

– Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.

– Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân.

– Được chia sẻ, giúp đỡ bạn bè,…


Câu 7 trang 75 SGK GDCD lớp 10

Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.

 

Gợi ý làm bài:

– Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng hộ cho người nghèo, bệnh tật.

– Giữ gìn trật tự, an ninh khu vực và xã hội.

– Giữ vệ sinh ngoài đường phố, không xả rác bừa bãi để, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

– Tham gia giao thông an toàn, tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ cho bản thân và cho người khác

– Đoàn kết với mọi người, bảo vệ tổ quốc

– Tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác.

– …

Giaibaitap.me

Leave a comment