Bài 11: Tình hình chung của các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) – SBT
Bài tập 1 trang 51 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 1: Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là
A. Trật tự lanta.
B. Trật tự Vécxai
C. Trật tự Oasinhtơn.
D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn.
Trả lời: D
2. Tổ chức quốc tế ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Liên hợp quốc. B. Hội Liên minh.
C. Hội Quốc liên. D. Hội Hiệp ước
Trả lời: C
3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
B. xác lập được mối quan hệ hoà bình, ổn định trên thế giới.
C. giải quyết được những vấn đế cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.
Trả lời: D
4. Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản bước vào thời kì
A. khủng hoảng trầm trọng.
B. ổn định về chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế.
C. ổn định về chính trị nhưng khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
D. tăng trưởng về kinh tế song lại khủng hoảng chính trị, xã hội.
Trả lời: B
5. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở
A. Đức. B. Anh
C. Pháp D. Mĩ
Trả lời: D
6. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
A. hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
B. tác động của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.
C. mâu thuẫn giũa các nước tư bản.
D. sản xuất thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời sống của đa số nhân dân, “cung vượt quá cầu”.
Trả lời: D
7. Các nước tư bản Mĩ, Anh, Pháp đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bằng cách
A. thiết lập chế độ độc tài phát xít
B. đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp công nhân.
C. tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
D. tiến hành cải cách kinh tế – xã hội, đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất
Trả lời: D
8. Các nước Đức, l-ta-li-a, Nhật Bản tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bằng cách
A. tiến hành cải cách kinh tế – xã hội, thực hiện dân chủ.
B. gây chiến tranh, xâm chiếm thuộc địa, mở rộng ảnh hưởng,
C. thiết lập chế độ độc tài phát xít.
D. đàn áp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
Trả lời: C
Bài tập 2 trang 52 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 2: Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai.
Trật tự thế giới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc-xai và Oa-sinh-tơn gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhton. |
|
|
Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã giải quyết được những mâu thuẫn, bất đồng trong các nước tư bản |
|
Các nước Đức, Áo – Hung giành được nhiều món lợi sau khi xác lập trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. |
|
Nhằm duy tri trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên – đuợc thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên |
|
Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng. |
|
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra trầm trọng nhất vào năm 1932 |
Trả lời:
Đ |
Trật tự thế giới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết tại Véc-xai và Oa-sinh-tơn gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhton. |
S |
Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã giải quyết được những mâu thuẫn, bất đồng trong các nước tư bản |
S |
Các nước Đức, Áo – Hung giành được nhiều món lợi sau khi xác lập trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. |
Đ |
Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên – đuợc thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên |
S |
Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng. |
Đ |
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) diễn ra trầm trọng nhất vào năm 1932 |
Bài tập 3 trang 53 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 3: Dựa vào lược đổ dưới đây, hãy so sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 so với năm 1914.
Trả lời:
Với hòa ước Vec-xai – Oa-sinh-tơn, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gang, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Đế quốc Áo – Hung-ga-ri bị tách ra thành 2 nước nhỏ khác nhau là Áo và Hung-ga-ri với diện tích nhỏ hơn trước rất nhiều. Trên đất đai Áo – Hung-ga-ri cũ, những nước mới được thành lập và Tiệp khắc và Nam Tư. Một số đất đai khác thì cắt thêm cho Rumani và Italia.
Bài tập 4 trang 54 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 4: Trật tự thế giới mới ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào ?
Trả lời:
– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai – Oasinhtơn.
– Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi nhiều nhất cho các nước thắng trận Anh, Pháp, Mĩ xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
– Để duy trì trật tự thế giới mới, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.
Bài tập 5 trang 54 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 5: Hãy nêu những hiểu biết của em về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).
Trả lời:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 – 1933:
* Nguyên nhân
– Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu.
-Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933
* Hậu quả
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị – xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
-Các nước Đức, Italia, Nhật Bản… không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
– Các nước Mĩ, Anh, Pháp …vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế – xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn.
-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản.
Bài tập 6 trang 55 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 6: Các nước tư bản đã tìm lỗi thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) bằng những con đường nào?
Trả lời:
Có 2 con đường khác nhau mà các nước tư bản đã lựa chọn để thoát khỏi khủng hoảng:
Thứ nhất: Những nước như Anh, Pháp, Mỹ, do có nhiều thị trường, thuộc địa, lại được lợi lộc từ hệ thống nên thoát khỏi khủng hoảng bằng những cải cách dân chủ, vẫn duy trì nền cộng hoà tư sản, có những biện pháp để đưa kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội… (Điển hình là Mỹ với chính sách mới của Rudơven)
Thứ 2: Những nước như Đức, Ý, Nhật, do ít thị trường, thuộc địa, ko có nhiều vốn trong tay…nên đã phát xít hoá chính quyền để bên trong thì đàn áp phong trào cách mạng, bên ngoài thì chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
Bài tập 7 trang 55 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
BÀI TẬP 7: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Trả lời:
Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình. Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít-nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không có hoặc có ít thuộc địa, ngày càng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường, đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị để cứu vãn tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng của mình. Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
=> Nguy cơ có một cuộc chiến tranh thế giới
Giaibaitap.me