Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Tình hình nước Đức trong những năm 1918-1923 có những điểm nào nổi bật?
Trả lời:
Điểm nối bật của nước Đức trong những năm 1918 – 1923:
Chọn dẫn chứng làm sáng tỏ hai ý sau:
– Sự khó khăn của nước Đức sau chiến tranh.
– Phong trào cách mạng dâng cao.
Hình 32 nói lên điều gì?
Trả lời:
Hình 32 nói lên sự khủng hoảng của nền kinh tế Đức thông qua việc đồng mác bị mất giá một cách nghiêm trọng.
Tình hình nước Đức trong những năm 1924-1929 như thế nào?
Trả lời:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn năng nề vào nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng. Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Số người thất nghiệp lên tới hơn 5 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của quần chúng lao động đã dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng. Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng đó.
Trong bối cảnh ấy, các thế lực phản động, hiếu chiến, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), ngày càng mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít-le, ra sức tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai.
Trong khi giới đại tư bản ngày càng ủng hộ lực lượng phát xít, Đảng Cộng sản Đức đã kêu gọi quần chúng đấu tranh để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, Đảng Xã hội dân chủ đảng có ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân lao động-đã từ chối hợp tác với những người cộng sản. Điều đó đã tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức. Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.
Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
Trả lời:
Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:
Sự bất lực của Chính phủ Đức, ảnh hưởng của Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng. Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.
Qua bảng thống kê nêu trên, hãy nhận xét về tình hình kinh tế Đức so với một số nước châu Âu
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Đức bại trận hoàn toàn bị suy sụp về kinh tế, chính trị và quân sự. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt dẫn tới bùng nổ cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng 11-1918. Chỉ trong vòng 1 tuần lễ, cách mạng lan rộng trên phạm vi toàn quốc, quần chúng đã lật đổ nền quân chủ. Mùa hè năm 1919, Quốc hội lập hiến họp tại thành phố Vai-ma, thông qua Hiến pháp và thiết lập chế độ cộng hòa tư sản-thường được gọi là nền Cộng hòa Vaima.
Tháng 6-1919, Chính phủ Đức phải kí kết Hòa ước Vécxai với các nước thắng trận và phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề. Việc thực hiện những điều khoản của Hòa ước làm cho đất nước vốn đã kiệt quệ sau 4 năm chiến tranh càng trở nên rối loạn hơn.
Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Trả lời:
Các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Có thể chia nhỏ thành các giai đoạn 1918 – 1923, 1924 – 1929, 1929 – 1933, 1933 – 1939 rồi lần lượt tóm tắt những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và chính sách đối ngoại. Lưu ý:
– Những năm 1918 – 1923 là thời kì khó khăn của nước Đức.
– Những năm 1924 – 1929 là thời kì ổn định và phát triển.
– Những năm 1929 – 1933 là thời kì khùng hoảng kinh tế.
– Những năm 1933 – 1939 là thời kì Hít-le lên nắm chính quyền và thiết lập chế độ phát xít.
Trong những năm 1933-1939, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
Trả lời:
Trong những năm 1933 – 1939, Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại:
– Về kinh tế: thực hiện quân sự hoá nền kinh tế.
– Về chính trị: thiết lập chế độ phát xít.
– Về đối ngoại: ráo riết triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu, chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới (lấy thêm dẫn chứng trong SGK).
Giaibaitap.me