Bài 1,2,3,4 trang 59 SBT Sinh học 8

0

Bài 1,2,3,4 trang 59 SBT Sinh học 8

Bài 1. Vì sao nói trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống ?
■ Lời giải:
Cơ thể sống là một hệ mở thường xuyên trao đổi vật chất với môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển. Khác với các cơ thể sống, vật vô cơ như một khúc gỗ khô, một cục đá, một thanh sắt càng tiếp xúc với môi trường xung quanh càng chóng bị phân rã, bào mòn, han gỉ đế rồi tan rã.
Như vậy, trao đổi chất là một trong những đặc trưng và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ thể sống vì nhờ có trao đổi chất thường xuyên với môi trường xung quanh mà cơ thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản để bảo tồn và duy trì sự sống từ thế hệ này qua thế hệ khác. Sống trong môi trường luôn thay đổi, cơ thể phải có những cơ chế thích nghi để bảo đảm sự tồn tại trong những điều kiện luôn đổi thay đó nhờ sự chỉ đạo của thần kinh và thể dịch dưới hình thức cảm ứng.
Bài 2. Nêu rõ mối quan hệ giữa trao đổi chất ở phạm vi cơ thể với trao đổi chất ở phạm vi tế bào.
■ Lời giải:
Tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể sống. Muốn tồn tại và thực hiện mọi hoạt động sống, tế bào phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường xung quanh, đó là máu, nước mô và bạch huyết tạo thành môi trường trong của cơ thể và là môi trường bao quanh các tế bào, mang vật chất cần thiết đến cho tế bào để tế bào có thể tồn tại và thực hiện mọi hoạt động sống của nó (đổi mới hoặc thay thế phần vật chất đã bị phận giải, tổng hợp những thành phần chất sống của tế bào, phân giải các chất tạo năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể) đồng thời thải loại ra môi trường trong những sản phẩm phân huỷ hoặc sản phẩm của chuyển hoá trong tế bào. Vậy tế bào nhận những chất cần thiết từ đâu ? Và đưa những sản phẩm phân huỷ trong tế bào đi đâu ?
Tế bào lấy các chất dinh dưỡng từ thức ăn thông qua cơ quan tiêu hoá và lấy 02 của không khí bên ngoài qua cơ quan hô hấp, nhờ máu do cơ quan tuần hoàn đưa tới và cũng chính cơ quan tuần hoàn đã chuyển các chất thải đến các cơ quan bài tiết để lọc thải ra môi trường ngoài.
Như vậy, sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài liên quan chặt chẽ với trao đổi chất ở tế bào và là điều kiện đảm bảo cho sự trao đổi chất ở tế bào. Nói khác đi, trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài là thông qua môi trường trong của cơ thể.
Bài 3. Trình bày mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá ở tê bào (chuyển hoá nội bào).
■ Lời giải:
Trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá bên trong của tế bào (còn gọi là chuyển hoá nội bào) bao gồm hai mặt của một quá trình thống nhất. Hai mặt đó là đồng hoá và dị hoá.
– Nhờ có các vật chất vận chuyển qua màng tế bào dưới dạng các hợp chất đơn giản, tế bào mới tổng hợp nên những thành phần vật chất cần thiết cho tế bào hoặc cơ thể, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp. Đó là mặt đồng hoá.
– Mặt khác, song song với đồng hoá là mặt dị hoá. Đó là quá trình phân giải các chất nhờ có Ot do máu mang tới, giải phóng năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào kể cả hoạt động tổng hợp các chất trong đồng hoá cũng sử dụng năng lượng từ quá trình dị hoá.
Như vậy, chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào chính là đồng hoá và dị hoá diễn ra bên trong tế bào gọi chung là chuyển hoá nội bào.
Có thể xem như chuyển hoá nội bào là bản chất của quá trình trao đổi chất, còn trao đổi chất chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của chuyển hoá nội bào.
Bài 4. Giải thích mối quan hệ giũa đổng hoá và dị hoá tuy là hai mặt mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.
■ Lời giải:
Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt của một quá trình thống nhất là chuyển hoá nội bào. Đó là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào có liên quan chặt chẽ với trao đổi chất ở phạm vi tế bào và là mặt bản chất mà trao đổi chất, chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài.
Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp riêng cho tế bào và cơ thể từ các hợp chất đơn giản do máu mang tới, đồng thời tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.
Dị hoá, ngược lại, là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp có trong các tế bào thành các hợp chất hữu cơ đơn giản đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống của tế bào (co cơ, vận chuyển tích cực ; kể cả năng lượng sử dụng đế tổng hợp chất trong đồng hoá).
Như vậy, đồng hoá và dị hoá tuy là 2 mặt mâu thuẫn nhưng gắn bó chặt chẽ với nhau vì đồng hoá là tổng hợp chất và tích luỹ năng lượng, dị hoá là phân giậỉ các chất và giải phóng năng lượng. Nếu không có đồng hoá thì không có vật chất cho dị hoá và không có dị hoá thì không có năng lượng sử dụng trong đồng hoá. Đó là hai mặt tuy mâu thuẫn nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

Leave a comment