Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

0

Nền kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX đã phát triển như thế nào?

Trả lời:

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX: Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ?

Trả lời:

Phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của nước Mĩ vì:

Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, ngay cả trong thời kì phồn vinh nhất của nước Mĩ, đời sống của công nhân vẫn không được cải thiện, họ thường xuyên phải đối mặt với nạn thất nghiệp. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với tư sản sâu sắc là nguyên nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh.

Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932-1933.

Trả lời:

Số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất trong những năm 1932 – 1933 vì: Đây là thời kì khủng hoảng kinh tế diễn ra nghiêm trọng nhất.  Đó là cuộc khủng hoảng “thừa” cung vượt qua cầu. Vì Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 Mĩ không tổn thất gì cả mà còn giàu lên nhờ buôn bán vũ khí. Sau đó Mĩ tập trung mũi nhọn vào kinh tế hàng hóa, không phải là kinh tế quân sự như trước đây (buôn bán vũ khí). Thế nên Mĩ đã phát triển quá nhanh, quá nhiều các mặt hàng dẫn đến sức mua của người dân giảm tức là cung vượt quá cầu. Trên thế giới các nước tư bản cũng vậy cũng sản xuất nhiều ra mà không có thị trường tiêu thụ. Đó là nguyên nhân vì sao Mĩ có số người thất nghiệp cao nhất. Và cũng là nguyên nhân vì sao mà chủ nghĩa phát xít ra đời. Mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Phát xít là thị trường dù nó đổi bằng xương máu của nhân dân thế giới.

Vì sao thu nhập quốc dân của Mĩ lại phục hồi và phát triển từ năm 1934?

Trả lời:

Nhờ biện pháp can thiệp tích cực của Chính phủ Ru-dơ-ven, điển hình là Chính sách mới. Chính sách mới không chỉ giải quyết được những khó khăn trước mắt của nước Mĩ như nạn thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội mà còn khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng – vai trò điều tiết của nhà nước đới với nền kinh tế.

Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Trả lời:

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì:

–    Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

–    Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

–    Các lợi thế khác của nước Mĩ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) để lại hậu quả như thế nào đối với nước Mĩ?

Trả lời:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) để lại những hậu quả đối với nước Mĩ:

–    Kinh tế: nền kinh tế bị phá huỷ một cách nghiêm trọng (SGK).

–    Chính trị: nền dân chủ tư sản có nguy cơ bị sụp đổ.

–    Xã hội: mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều bị ảnh hưởng (SGK), phong trào đấu tranh lan rộng toàn nước Mĩ.

–    Cuộc khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Ooc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ đã tiết kiệm cả đời. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ.

Năm 1932, khủng hoảng kinh tế diễn ra trầm trọng nhất: sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với năm 1929), 11,5 vạn công ti thương nghiệp, 58 công ti đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng số ngân hàng) phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản…Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

Em hãy nêu những điểm cơ bản trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

Trả lời:

–   Chính phủ đã đặt ra những đạo luật, thành lập những cơ quan để thực hiện vai trò điều tiết của nhà nước đối với đời sống kinh tế của nước Mĩ để điều hoà việc lưu thông hàng hoá, khôi phục sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn trong xã hội.

–    Điểm đáng lưu ý nhất trong Chính sách mới là các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Nó quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

–   Chính sách mới đã khắc phục được sự phát triển tự do chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu của nước Mĩ trước đó. Nước Mĩ từng bước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Giaibaitap.me

 

Leave a comment