Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại – SBT

0

Bài 1 trang 59 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Em biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại nào ?

Trả lời 

Những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và các chất độc hại em biết là: bom, mìn, đạn, chất độc màu da cam, cá được ngâm ure để tươi lâu hơn, các sản phẩm lên men thối thiu.


Bài 2 trang 59 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Hãy nêu tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời 

Tác hại của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Mất tài sản của cá nhân gia đình và xã hội

+ Bị thương, tàn phế, chết người.


Bài 3 trang 59 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Hãy nêu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời 

Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

 + Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

+  Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại.

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn. 


Bài 4 trang 60 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Học sinh trung học cơ sở cần phải làm gì để góp phần phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?

Trả lời 

Học sinh trung học cơ sở cần:

– Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

– Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các qui định.

– Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các qui định trên.


Bài 5,6,7 trang 60 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây tác hại cho ai ?      

(lựa chọn câu trả lời đúng nhất)

A. Cho mỗi gia đình

B. Cho xã hội

c. Cho mỗi cá nhân

D. Cho cá nhân, gia đình và xã hội

Bài 6: Để phòng ngừa tai nạn về cháy, nổ, chúng ta cần làm gì ?

A. Cẩn thận trong khi sử dụng các chất dễ cháy

B. Không sử dụng các chất dễ gây cháy, nổ nếu không được phép

C. Không sử dụng bếp ga

D.Không vứt bừa bãi các chất dễ cháy ở trong nhà và nơi công cộng

E. Cẩn thận khi sử dụng bếp ga

G.Không đi vào khu vực có chất nổ nguy hiểm

H. không sử dụng các chất kích thích

I. Không sử dụng diêm, bật lửa gần cây xăng

Bài 7: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật nước ta quy định như thế nào ?

A. Không một cá nhân, tổ chức nào được sử dụng vũ khí và các loại chất độc hại.

B. Mọi cá nhân, tổ chức được quyền sử dụng vũ khí và các loại chất độc hại, nhưng phải đăng kí với cơ quan nhà nước.

C. Những cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được sử dụng vũ khí và các loại chất độc hại.

D. Chỉ các tổ chức, cơ quan mới có quyền sử dụng vũ khí và các chất nguy hiểm này, còn cá nhân không có quyển sử dụng.

 

Trả lời 

 

Câu

Đáp án

Bài 5

D

Bài 6

A, B, D, E, G, H

Bài 7

C

 

 


Bài 8 trang 61 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Một buổi chiều mùa hè, sau giờ tan ca đã xảy ra vụ cháy xưởng sản xuất của Công ty may X. Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được huy động đến ngay, nhưng do vào giờ cuối ngày làm việc, đường phố đông người nên họ đến chậm, không kịp dập tắt đám cháy.

Sau vụ cháy này, người ta đã tìm được nguyên nhân cháy là do có một công nhân đã vứt điếu thuốc hút dở xuống sàn nhà, sau đó mọi người ra về và thuốc lá bén lửa, gây cháy.

Câu hỏi.

Em rút ra kinh nghiệm gì để có thể phòng cháy qua trường hợp nêu trên ?

Trả lời 

Khi dùng các đồ vật dễ bắt lửa phải hết sức chú ý, không để cháy dở dang, phải đảm an toàn tuyệt đối ở những nơi nhà máy, xí nghiệp hoặc những nơi dễ có nguy cơ gây cháy khác.


Bài 9 trang 61 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Gần ngày Tết, thấy có người mang pháo về làng bán, Hùng nói với Hiếu :

–    Tớ với cậu chung tiền để mua một bánh pháo đốt cho vui đi.

–     Hiếu : Nhà nước đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy !

–     Hùng : Sao cậu máy móc thế ? Tết đến cũng phải có tiếng nổ cho vui làng vui xóm chứ.

–    Hiếu : Không nên Hùng ạ !

Câu hỏi:

1 / Em tán thành ý kiến của bạn nào trong tình huống trên ?

2/ Theo em, mua pháo và đốt pháo có vi phạm pháp luật không ?

3/ Đốt pháo có thể gây nguy hiểm gì cho bản thân ?

Trả lời 

1/ Em tán thành ý kiến của bạn Hiếu.

2/ Đốt pháo có thể gây ra cháy, nổ, rất nguy hiểm cho người và có thể gây thiệt hại về tài sản. Hơn nữa, Nhà nước đã cấm đốt pháo. Là công dân, chúng ta phải chấp hành đúng quy định này để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của mình và người khác

3/ Đốt pháo có thể dẫn đến cháy nổ, gây bỏng cho chính bản thân


Bài 11 trang 61 Sách bài tập (SBT) GDCD 8

Em sẽ làm gì nếu thấy người khác vi phạm quy định về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời 

Nếu thấy người khác vi phạm quy định về phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại em sẽ:

+ Em sẽ khuyên ngăn mọi người dừng lại ngay những hành vi ấy

+ Cần báo ngay cho cơ quan, những người có trách nhiệm

 + Tố cáo những đối tượng cố ý vi phạm pháp luật và vận chuyển, tàn trữ, sử dụng những vũ khí, cháy nổ độc hại


Qua thông tin trên, em hãy cho biết đâu là những nguyên nhân chính gây ra cháy do chập điện ?

 Trả lời

 

Nguyên nhân chính gây ra cháy do chập điện:

+ Các thùng chứa tụ bù, biến áp các động cơ trong nhà máy không tiếp đất cho vỏ thiết bị, các thùng phân phối điện không được kiểm tra, vệ sinh thường xuyên.

+ Việc đấu dây cho các tủ còn để hiện tượng dây dẫn tiếp xúc trực tiếp với các cạnh thùng. Các trạm điện chính lắp đặt từ lâu chưa được kiểm tra bảo dưỡng. Các hộ kinh doanh câu mắc điện không đúng quy định…

+ Chủ quan, bảo quản lắp đặt hệ thống điện không đúng quy trình, bất cẩn khi sử dụng… là nguyên nhân chính của hầu hết những vụ cháy do chập điện.

Giaibaitap.me

Leave a comment