Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939

0

Phong trào dân chủ 1936-1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào ?

Trả lời:

*Tình hình thế giới:

– Các thế lực phát xít cầm quyền ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới.

– Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

*Tình hình trong nước:

– Nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó Đảng Đông Dương hoạt động mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.

– Pháp tập trung khai thác thuộc địa gây nên nhiều chuyển biến lớn về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.

+ Nông nghiệp: Pháp tăng cường chiếm ruộng đất của nông dân, lập ra các đồn điền của tư bản Pháp.

+ Công nghiệp: Pháp nắm độc quyền một số ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền buôn bán rượu, thuốc phiện, muối.


Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939

Trả lời:

* Ý nghĩa lịch sử:

– Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

– Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

– Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và ngày càng trưởng thành.

* Bài học kinh nghiệm:

– Tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức, lao động quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

– Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.


Em có nhận xét gì về về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939 ?

Trả lời:

Phong trào dân chủ 1936-1939 là một cao trào dân tộc dân chủ có lực lượng tham gia đông đảo, quy mô rộng lớn, mục tiêu và hình thức đấu tranh phong phú.

-Lực lượng: Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác có tinh thần dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương.

-Quy mô: diễn ra khắp cả nước ta, rộng lớn, đặc biệt như phong trào Đông Dương đại hội, “đón rước”, các cuộc bãi công, hoạt động kỉ niệm Quốc tế lao động 1-5-1938.

-Về mục tiêu: đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình, chống phát xít, chống chiến tranh.

-Về hình thức đấu tranh: phong phú, kết hợp đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, công khai, bí mật, đấu tranh kinh tế, văn hóa, chính trị v.v….

Giaibaitap.me

Leave a comment