Bài 17: Lao động và việc làm – SBT

0

Bài 1 trang 41 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Hoàn thành sơ đồ thể hiện đặc điểm nguồn lao động ở nước ta

Trả lời:


Bài 2 trang 41 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Chứng minh rằng nước ta có nguồn gốc lao động dồi dào. Đặc điểm đó có tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế-xã hội ?

a) Chứng minh

b) Tác động

Trả lời:

a) Chứng minh:

– Nguồn lao động rất dồi dào: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (năm 2005).

– Trung bình mỗi năm số lao động lại tăng thêm khoảng trên 1 triệu người.

b)  Tác động

– Tích cực: Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài.

– Tiêu cực:

+ Lao động nước ta đông đã dẫn tới tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm.

+ Tuy lực lượng lao động đông nhưng đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ cao vẫn còn ít. 


Bài 3 trang 42 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT NĂM 1996 VÀ NĂM 2010

                                                                                                                       (Đơn vị:%) 

Trình độ

Năm 1996

Năm 2010

– Đã qua đào tạo

Trong đó:

+ Có chứng chỉ nghề sơ cấp

+ Trung học chuyên nghiệp

+ Cao đẳng, đại học và trên đại học

12.3

 

6.2

3.8

2.3

14.7

 

3.8

3.5

7.4

– Chưa qua đào tạo

87.7

85.3

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của nước ta trong 2 năm trên, từ biểu đồ hãy rút ra nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu lao động ở nước ta giai đoạn 1996-2010.

b) Nhận xét

c) Giải thích

Trả lời:

a)

 

b) Nhận xét

– Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật không đồng đều. Chủ yếu là lao động ở khu vực chưa qua đào tạo.

– Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo có xu hướng giảm, từ 87,7% xuống còn 85,3%, giảm 2,4%.

– Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng dần. Từ năm 1999 đến năm 2000, tăng thêm 2,4 %. Trong đó, lao động cao đẳng, đại học, sau đại học tăng nhanh. Lao động trình độ sơ cấp, trung cấp chuyên nghiệp giảm dần.

c) Giải thích:

Chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.


Bài 4 trang 43 Sách bài tập (SBT) Địa lý 12

Cho bảng số liệu sau:

LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996-2010

Năm

Số lao động đang làm việc(triệu người)

Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị(%)

Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn(%)

1996

33.8

5.9

27.7

1998

35.2

6.9

28.9

2000

37.6

6.4

25.8

2002

39.5

6.0

24.5

2005

42.7

5.3

19.4

2010

49.0

4.3

5.5

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta giai đoạn 1996-2010

b) Nêu nhận xét và giải thích tình trạng lao động và việc làm của nước ta trong thời gian trên

c) Nêu phương hướng giải quyết việc làm

Trả lời:

a)

 

b) Nhận xét và giải thích tình trạng việc làm của nước ta

– Nhận xét:

+ Số lao động đang làm việc khá đông, năm 2010 là 49 triệu người chiếm hơn 50% dân số.

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn lớn. Năm 2010, lần lượt là 4,3% và 5,5%.

– Giải thích:

+ Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động dồi dào.

+ Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.

+ Nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn cao là do ở nông thôn làm nông nghiệp là chính, do đặc điểm về thời gian canh tác nên nhiều thời gian trống. Trong khi đó, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, phi nông nghiệp còn hạn chế khó chuyển đổi lao động lúc nông nhàn.

c) Phương hướng giải quyết việc làm

– Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

– Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

– Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.

– Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

– Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.

– Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Giaibaitap.me

Leave a comment