Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế

0

Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quân nào của châu Giao ?

Trả lời:

Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm ba quận : Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.


Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta?

Trả lời:

Chúng vẫn thực hiện âm mưu muốn đồng hóa nhân dân ta.


Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt ?

Trả lời:

Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì muốn
– Kìm hãm sản xuất.
– Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân.


Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển

Trả lời:

Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển :
– Nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao… ; vũ khí như kiếm, giáo, mác… ; đồ dùng như nồi gang, chân đèn… làm bằng sắt được dùng phổ biến.
– Biết đắp đê phòng lụt và trồng lúa một năm hai vụ.
– Trồng trọt và chăn nuôi phát triển.


Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi

Trả lời:

Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
– Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
– Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
– Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
– Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
– Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.


Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ thứ VI là gì?

Trả lời:

Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì này : biết đắp đê, trồng lúa hai vụ.


Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI

Trả lời:

Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta :
– Nghề gốm : kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo ; sản phẩm đủ loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói…
– Nghề dệt : ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ… người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
– Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ… đến tham gia buôn bán.

Giaibaitap.me

Leave a comment