Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử
Xem lại hình 1 và 2 của bài 1, em có thể nhận biết được trường làng hay tấm bia đá được dựng lên cách đây bao nhiêu năm?
Trả lời:
Không phải các bia tiến sĩ lập cùng một năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau cho nên có người được dựng bia trước, người dựng bia sau khá lâu. Như vậy, người ta đã có cách tính và ghi thời gian. Việc tính thời gian rất quan trọng, nó giúp ta hiểu nhiều điều. Xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong lịch sử.
Hãy xem trên bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm” có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
Trả lời:
Bảng ghi “Những ngày lịch sử và kỉ niệm”:
+ Có 6 đơn vị thời gian (cột bên trái).
+ Có 2 loại lịch: âm lịch và dương lịch.
Theo em, vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch?
Trả lời:
Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch:
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.
Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay.
Trả lời:
Khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện ghi trên bảng ở trang 6 so với năm nay (2011):
Đơn vị thời gian |
Sự kiện |
Khoảng cách thời gian So với năm 2011 |
|
Thê kỉ |
Năm |
||
Ngày 2-1 Mậu Tuất (7-2-1418) |
Khởi nghĩa Lam Sơn |
6 |
593 |
Ngày 5-1 Kỉ Dậu (30-1-1789) |
Chiến thắng Đống Đa |
3 |
222 |
Tháng 2 Canh Tí (3-40) |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
20 |
1971 |
Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288) |
Chiến thắng Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên |
8 |
723 |
Ngày 10-3 |
Giỗ Tổ Hùng Vương |
|
|
Ngày 20-9 Đinh Mùi (10-10-1427) |
Chiến thắng Chi Lăng Lê Lợi đại phá quản Minh |
6 |
584 |
Giaibaitap.me