Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ – SBT
Câu 1 trang 5 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp
Giải:
Phương pháp kí hiệu: Trung tâm công nghiệp, mỏ khoáng sản, nhà máy thủy điện, sân bay
Phương pháp chấm điểm: Phân bố dân cư
Phương pháp bản đồ – biểu đồ: Giá trị xuất – nhập khẩu
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động: Hướng gió, dòng biển.
Câu 3 trang 6 Sách bài tập (SBT) Địa lí 10
Điền các nội dung phù hợp vào bảng sau:
Tên phương pháp |
Đôi tượng biểu hiện |
Nội dung biểu hiện của đối tượng |
Phương pháp kí hiệu |
|
|
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động |
|
|
Phương pháp chấm điểm |
|
|
Phương pháp bản đồ – biểu đồ |
|
|
Giải:
Tên phương pháp |
Đôi tượng biểu hiện |
Nội dung biểu hiện của đối tượng |
Phương pháp kí hiệu |
Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụthể. Những ký hiệu được đặt chính xác vào vịtrí phân bố của đối tượng trên bản đồ. |
– Vị trí phân bố của đối tượng – Số lượng của đối tượng – Chất lượng của đối tượng – Động lực phát triển của đối tượng |
Phương pháp kí hiệu đường chuyển động |
Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế–xã hội. |
– Hướng di chuyển của đối tượng. – Khối lượng của đối tượng di chuyển – Tốc độ của đối tượng di chuyển |
Phương pháp chấm điểm |
Biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ bằng những điểm chấm trên bản đồ |
– Sự phân bố của đối tượng – Số lượng của đối tượng |
Phương pháp bản đồ – biểu đồ |
Biểu hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lý trên một đơn vị ãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng các biểu đồ đặt trong phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó. |
– Số lượng của đối tượng – Chất lượng của đối tượng – Cơ cấu của đối tượng. |
Giaibaitap.me