Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – SBT
Bài 1 trang 78 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Em hiểu thế nào là Hiến pháp ? Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ?
Trả lời
+ Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước , có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam .Mọi văn bản pháp luật khác được xây dựng , ban hành phải dựa trên cơ sở quy định của Hiến pháp , không được trái với Hiến pháp.
Bài 2 trang 78 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Hiến pháp nước ta quy định về những nội dung cơ bản nào ?
Trả lời
Hiến pháp nước ta quy định về những nội dung cơ bản
+Bản chất nhà nước.
+Chế độ chính trị, kinh tế.
+Chính sách văn hóa xã hội.
+Quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+Tổ chức bộ máy nhà nước.
Bài 3 trang 78 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Hiến pháp do cơ quan nhà nước nào xây dựng và ban hành ?
Trả lời
Quốc hội ban hành và chỉ có Quốc hội mới có quyền sử dổi bổ sung Hiến Pháp theo trình tự thủ tục đã qui định
Bài 4,5,6,7 trang 78 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Bài 4: Theo em, khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
B. Hiến pháp là một trong những văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hiến pháp là văn bản có hiệu lực đầy đủ nhất trong hộ thống pháp luật Việt Nam.
D. Hiến pháp là đạo luật được áp dụng triệt để nhất.
Bài 5: Những ý kiến nào sau đây là đúng quy định của pháp luật ?
A. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp.
B. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp.
C. Chỉ có các cơ quan nhà nước ở Trung ương mới có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
D. Mọi công dân đều có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
E. Chỉ công dân từ 18 tuổi trở lên mới có quyền góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp khi được trưng cầu.
Bài 6: Hiến pháp bao gồm những nội dung cơ bản nào ?
(Lựa chọn các câu trả lời đúng)
A. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ.
B. Tổ chức bộ máy nhà nước,
c. Xử phạt vi phạm hành chính.
D. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
E. Các mức thuế đối với người sản xuất kinh doanh.
Bài 7: Từ ngày thành lập đến nay, Nhà nước ta đã ban hành năm bản Hiến pháp, đó là. (Lựa chọn các câu trả lời đúng)
A. Hiến pháp năm 1946 ;
B. Hiến pháp năm 1959 ;
C. Hiến pháp năm 1980 ;
D. Hiến pháp năm 1992 ;
E. Hiến pháp năm 2000 ;
G.Hiến pháp năm 2013.
Trả lời
Câu |
Đáp án |
Bài 4 |
A |
Bài 5 |
A, D |
Bài 6 | A, B, D |
Bài 7 | A, B, C, D, G |
Bài 8 trang 79 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Cảnh hỏi Tâm :
– Theo cậu, có phải chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp không ?
Tâm :
– Không phải đâu ! Có nhiều cơ quan tham gia ban hành và sửa đổi Hiến pháp, trong đó có cả Chính phủ đấy. Thậm chí ông chú tớ làm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tham gia sửa đổi Hiến pháp cơ mà.
Câu hỏi :
Theo em, Tâm nói như vậy có đúng không ? Vì sao ?
Trả lời
Tâm nói như vậy là không đúng vì Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành Hiến pháp.
Bài 9 trang 80 Sách bài tập (SBT) GDCD 8
Hoàng băn khoăn mãi : “Chẳng lẽ mọi công dân đều phải chấp hành cả Hiến pháp và pháp luật ! Vì Hiến pháp có quy định cụ thể gì đâu mà phải chấp hành. Chỉ pháp luật mới quy định cụ thể về việc công dân được làm những gì và phải làm những gì, nên có lẽ công dân chỉ có nghĩa vụ chấp hành pháp luật thôi”.
Câu hỏi :
1 / Em có đồng ý với cách hiểu của Hoàng không? Vì sao ?
2/ Em hiểu thế nào là chấp hành Hiến pháp và pháp luật ?
Trả lời
1/ Em không đồng ý với ý kiến của Hoàng
2/ Mọi công dân đều có nghĩa vụ chấp hành cả Hiến pháp và pháp luật.
Giaibaitap.me