Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc – SBT
Câu 1 trang 48 Sách bài tập (SBT) Địa lí 7
Dựa vào sơ đồ dưới đây :
Kết hợp quan sát hình 20.1 và hình 20.2 tr.64 SGK, hãy mô tả sơ lược quang cảnh môi trường hoang mạc.
Trả lời :
Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ. Khí hậu hoang mạc cực kì khắc nghiệt và khô hạn. Thực vật thiếu nước nên cằn cỗi, thưa thớt. Động vật trong hoang mạc rất hiếm, phần lớn là bò sát và côn trùng. Ốc đảo ở hoang mạc (nơi có nguồn nước ngầm) là nơi đủ nước cho cây cối phát triển xanh tốt, cho động vật và con người sinh sống.
Câu 2 trang 48 Sách bài tập (SBT) Địa lí 7
Với các ô chữ bên phải, hãy lập một sơ đồ và đặt tên cho sơ đồ này :
Trả lời :
Câu 3 trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 7
Dựa vào SGK, hoàn thành sơ đồ dưới đây :
Trả lời :
Câu 4 trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 7
Qua sơ đồ dưới đây :
Em hãy trả lời câu hỏi : Tại sao diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng ?
Trả lời :
Diện tích hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng vì: Do cát lấn hoặc do biến động của khí hậu toàn cầu. Nhưng Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người : Đất trồng bị khai thác quá mức, cây cối bị chặt phá bừa bãi, chăn nuôi du mục quá mức. Làm cho đất đai bị thoái hóa ( khoảng 10 triệu ha 1 năm )
Câu 5 trang 49 Sách bài tập (SBT) Địa lí 7
Quan sát hình 20.3 và 20.6 tr.65 66 SGK, kết hợp vốn hiểu biết, hãy nêu những biện pháp để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa.
Trả lời :
Những biện pháp để cải tạo hoang mạc và ngăn chặn quá trình hoang mạc hóa :
– Khai thác nước ngầm cổ truyền.
– Trồng rừng.
– Cải tạo hoang mạc thành đất trồng theo quy mô lớn.
Giaibaitap.me