Bài 20 : Nước Đại Việt thời Lê Sơ – SBT
Bài tập 4 trang 70 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 4. Điền vào chỗ chấm các từ còn thiếu : Quốc sử viện, Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Công, Thượng thư.
Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, …… Đứng đầu mỗi bộ là……. Các cơ quan chuyên môn có . (soạn thảo công văn), …… (viết sử),……. (can gián vua và các triều thần).
Trả lời
Sáu bộ thời vua Lê Thánh Tông là : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư Các cơ quan chuyên môn có Hàn Lâm Viện (soạn thảo công văn), Quốc sử viện (viết sử), Ngự sử đài (can gián vua và các triều thần).
Bài tập 1 trang 69 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 1. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
1. Bộ luật mới thời Lê sơ có tên là
A. Quốc triều hình luật hay Luật Hồng Đức.
B. Hình thư.
C. Hoàng triều luật lệ.
D. Hình luật.
2. Điểm mới và tiến bộ trong bộ luật thời Lê sơ là
A. bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
B. gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
c. khuyến khích sản xuất phát triển.
D. bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
3. Hai giai cấp chính trong xã hội thời Lê sơ là
A. địa chủ và nông dân.
B. lãnh chúa và nông nô.
c. chủ nô và nô lệ.
D. tư sản và vô sản.
4. Để động viên, khuyến khích việc học hành, nhà Lê sơ đề ra nhiều ưu đãi đối với những người đỗ Tiến sĩ. Tuy vậy, ý nào sau đây không thuộc những ưu đãi đó ?
A. Được vua ban mũ áo, phẩm tước.
B. Được vinh quy bái tổ.
C. Được khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. Được ban cấp điền trang, thái ấp.
5. Tác giả của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” Là
A. Ngô Sĩ Liên. B. Nguyễn Trãi,
c. Lê Lợi. D. Lê Thánh Tông.
6. Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi là
A. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập.
B. Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục.
c. Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế.
D. Hí phường phả lục, Đại thành toán pháp.
7. Văn thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông được tập hợp lại trong tác phẩm
A. Đại Việt sử kí toàn thư.
B. Hồng Đức quốc âm thi tập.
c. Bình Ngô đại cáo.
D. Lam Sơn thực lục.
Trả lời
Bài tập 2 trang 70 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ s (sai) vào ô
trước các câu sau.
1.
Quốc hiệu nước ta thời Lê sơ là Đại Việt.
2.
Chính quyền phong kiến được coi là hoàn chỉnh nhất dưới thời vua Lê Thái Tổ.
3.
Quân đội thời Lê sơ bao gồm : bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh.
4.
Thời Lê sơ, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều được nhà nước coi trọng.
5. Nguyễn Trãi là người đứng đầu Hội Tao đàn.
Trả lời
Đúng: 1, 3
Sai: 2, 4, 5
Bài tập 3 trang 70 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 3: Nối ô bên trái với ô bên phải cho đúng.
Tác phẩm |
|
Tác giả |
1. Bình Ngô đại cáo |
|
a) Lương Thế Vinh |
2. Đại thành toán pháp |
|
b) Nguyễn Trãi |
3. Đại Việt sử kí toàn thư |
|
c) Lê Văn Hưu |
|
d) Ngô Sĩ Liên |
Trả lời
Bài tập 5 trang 71 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 5. Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi đã làm gì ?
Trả lời
Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế năm 1428, sáng lập ra vương triều Lê
Bài tập 6 trang 71 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 6. Em hãy nêu nhận xét về chính quyền phong kiến thời Lê sơ.
Trả lời
Chính quyền phong kiến thời Lê sơ được xây dựng đầy đủ dần và đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) thì chính quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức lại hoàn chỉnh, chặt chẽ nhất.
Bài tập 7 trang 71 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 7. Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều : “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di”.
(Đại Việt sử kí toàn thư)
Em hãy nêu cảm nghĩ về chủ trương đối với lãnh thổ đất nước của nhà nước Lê Sơ.
Trả lời
Đoạn trích trên nói lên ý thức, thái độ kiên quyết bảo vệ, gìn giữ biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc.
Bài tập 8 trang 71 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 8. Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật nào ? Nêu nội dung cơ bản của bộ luật đó.
Trả lời
Vua Lê Thánh Tông đã cho biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức.
Bộ luật này ban hành về kế thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến.
Bài tập 9 trang 71 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 9: Để phục hồi và phát triển nông nghiệp, vua Lê Thái Tổ đã làm gì?
Trả lời
Vua Lê Thái Tổ lệnh cho con em các tướng và các đầu mục về quê nhận ruộng đất cày cấy. Năm 1429, ông lại ra lệnh: vườn của các quan ở kinh thành đều phải trồng hoa hoặc rau đậu, nếu bỏ hoang sẽ bị thu hồi.
Bài tập 10 trang 72 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 10: Em hãy nêu một số biểu hiện về sự phát triển của công thương nghiệp thời Lê Sơ.
Trả lời
Nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Đông Kinh sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, phường Nghi Tàm dệt vải lụa, phường Hà Tân nung vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều, phường Ngũ Xá đúc đồng, phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác.
Bài tập 11 trang 72 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 11. Thời Lê sơ, trong xã hội có những giai cấp và tầng lớp nào ?
Trả lời
Trong xã hội, giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư sống chủ yếu ở nông thôn. Họ có rất ít hoặc không có ruộng đất phải cày ruộng đất công nộp tô thuế đi phục dịch cho nhà nước (đi lính đi phu…) hoặc phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ quan lại và phải nộp một phần hoa lợi (gọi là tô) cho chủ ruộng.
Nông dân là giai cấp bị bóc lột nghèo khổ trong xã hội. Tầng lớp thương nhân thợ thủ công ngày càng đông hơn họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng.
Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội bao gồm cả người Việt người Hoa dân tộc ít người. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bàn mình làm nô hoặc bức dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy số lượng nô tì giảm dần.
Bài tập 12 trang 72 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 12. Nêu những nét chính về tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê sơ.
Trả lời
Ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở Đông Kinh, mở trường học các lộ mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Bài tập 13 trang 72 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 13. Nêu những thành tựu chủ yếu về văn học, khoa học, nghệ thuật của nước Đại Việt thời Lê sơ.
Trả lời
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
– Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
– Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục…
– Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
– Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
– Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
– Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng… đều phát triển.
– Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông
Bài tập 14 trang 72 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 14. “ức Trai lúc Thái Tổ mới dựng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Vãn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng”.
Lê Thánh Tông – Con người và sự nghiệp)
Qua nhận xét của vua Lê Thánh Tông, hãy nêu lên những cống hiến của Nguyễn Trãi cho đất nước ở thế kỉ XV.
Trả lời
Những cống hiến của Nguyễn Trãi cho đất nước ở thế kỉ XV :
– Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu.
– Là một nhà chính trị, quân sự tài ba.
– Có nhiều tác phẩm giá trị về văn học, sử học, địa lí…
Bài tập 15 trang 73 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 7
Bài tập 15. Nêu tóm tắt những hiểu biết của em về vua Lê Thánh Tông.
Trả lời
– Lê Thánh Tông sinh năm 1442.
– Năm 1460, lên ngôi vua.
– Là một hoàng đế anh minh, nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực…
– Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ…
Giaibaitap.me