Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam .

0

Câu 1 (Mục 1 – Bài học 23 – Trang 81) SGK Địa lí 8

Em hãy tìm trên hình 23.2 (SGK trang 82) các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta và cho biết tọa độ của chúng (xem bảng 23.2).

Trả lời:

Điểm cực

Địa danh hành chính

Vĩ độ

Kinh độ

Bắc

xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

23°23 B

105o 20 Đ

Nam

xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

8°34 B

104o 40Đ

Tây

xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

22°22 B

102o 09 Đ

Đông

xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà

12°40 B

109o 24Đ


Câu 2 (Mục 1 – Bài học 23 – Trang 84) SGK Địa lí 8

Qua bảng 23.2 (SGK trang 84), em hãy tính:
– Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?
– Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?
– Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?
Trả lời
– Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài 15 vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nhiệt đới.
– Từ tây sang đông phần đất liền nước ta mở rộng 7 kinh độ.
– Lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.


Câu 3 (Mục 1 – Bài học 23 – Trang 84) SGK Địa lí 8

Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.
Trả lời
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, tính chất ven biển, tính đa dạng phức tạp.


Câu 1 (Mục 2 – Bài học 23 – Trang 85) SGK Địa lí 8

Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

Trả lời
– Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

-Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không… Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài. hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.


Câu 2 (Mục 2 – Bài học 23 – Trang 85) SGK Địa lí 8

Dựa vào hình 23.2 (SGK trang 82) và vốn hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
– Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?
– Vịnh biển đẹp nhất nước ta là vịnh nào? Vịnh đó đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?
-Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?
Trả lời
– Đảo lớn nhất của nước ta là đảo Phú Quốc, diện tích: 568km2 thuộc tỉnh Kiên Giang.
– Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1994.
– Quần đảo xa nhất của nước ta là quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà)


Bài 1 – Trang 86 – SGK Địa lí 8

 Căn cứ vào hình 24.1 (SGK trang 87) tính khoảng cách (kilômét) từ Hà Nội tới thủ đô các Hướng dẫn
-Xác định trên bản đồ thủ đô các nước Đông Nam Á (hình 24.1).
– Đo, tính khoảng cách từ Hà Nội tới thủ đô các nước. Chú ý, tỉ lệ bản đồ (lcm trên bản đồ tỉ lệ 1:30.000.000 bằng 30km ngoài thực địa).


Bài 2 – Trang 86 – SGK Địa lí 8

Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu độ kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút đồng hồ (cho biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút).
Trả lời
Từ kinh tuyến phía Tây (102°Đ) tới kinh tuyến phía Đông (117°Đ), nước ta mở rộng 15 độ kinh tuyến và chênh nhau 60 phút đồng hồ.


Bài 3 – Trang 86 – SGK Địa lí 8

Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nước ta hiện nay?
Trả lời
Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

Giaibaitap.me

Leave a comment