Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.
Trả lời:
– Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
– Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
Cải cách hành chính thời Minh Mệnh (1831-1836) kéo dài hơn ở vùng đồng bằng, giúp ta hình dung được sự thay đổi của bộ máy hành chính địa phương từ trấn đổi thành tỉnh. Hệ thống cơ quan hành chính từ tỉnh- phủ- huyện- tổng- xã được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có. Các quan chức trong hệ thống quản lý hành chính chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, vai trò cá nhân quan chức được đặc biệt đề cao; do đó đã phát huy tối đa năng lực cá nhân. Các quan lại giám sát lẫn nhau khi thực thi công vụ; trong khi còn chịu sự kiểm tra giám sát của các khoa đạo, viện, nội các và nhà vua. Vì thế đã hạn chế rất nhiều sự tham nhũng và lộng hành của quan lại. Việc thưởng phạt nghiêm minh đã khích lệ những người làm quan tận trung với nước với dân…
Em hãy nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX
Trả lời:
Trong các thế kỉ XIX, các nghề thủ công ở nông thôn và thành thị không ngừng phát triển, số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp trong dân gian cũng ngày càng tăng thêm. Rải rác khắp nơi trong nước đều có những hộ thủ công, sản xuất các loại sản phẩm phục vụ nhu cầu địa phương. Ở những nơi có đièu kiện giao thông và nguyên liệu vẫn tồn tại nhiều làng và phường thủ công chuyên chế tạo những sản phẩm nhất định như dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt chiếu. Nhiều làng chuyên môn nổi tiếng khắp cả nước như làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng ở Ngũ Xá, làng lụa Vạn Phúc, làng dệt chiếu ở Thiện Trạo, làng làm giấy gió ở Yên Thái…
Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam ?
Trả lời:
Trong thời kỳ nhà Mạc, thợ thủ công ngày càng nhiều. Một số là nông dân tham gia làm nghề thủ công, số khác là thợ chuyên nghiệp được tổ chức theo nghề nghiệp. Trong số họ, nhiều người trở thành thợ chuyên nghiệp hoạt động tự do, hoặc được tuyển dụng vào phục vụ cho cung đình và các cấp chính quyền. Về thợ khắc đá thời kì này, bao gồm thợ chuyên nghiệp của nhà nước, thợ chuyên nghiệp trong các phường thợ dân gian và thợ nghiệp dư ở địa phương. Trong đó thợ nhà nước và thợ chuyên nghiệp đảm nhận các công trình của nhà nước như khắc bia Tiến sĩ ở Quốc tử giám.
Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn
Trả lời:
Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.
Trả lời:
Quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn :
– Bộ máy chính quyền trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê. Nhưng do đất nước mới hợp nhất, nên vua Gia Long đã chia đất nước thành 3 vùng là Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh, về mặt danh nghĩa thì chính quyền trung ương cai quản cả nước, song trên thực tế triều đình chỉ trực tiếp cai quản miền Trung, còn các trấn ở Bắc thành và Gia Định thành do một Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có quyền quyết định các công việc và chỉ báo cáo về trung ương khi có công việc quan trọng.
– Đến thời Minh Mạng, đã thực hiện cải cách hành chính vào năm 1831 – 1832 và bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh có Tổng đốc. Tuần phủ cai quản, cùng hai ti Bố chính và Án sát. Dưới tỉnh là các phủ, huyện (châu ở miền núi), tổng, xã.
– Như vậy, bộ máy nhà nước thời Nguyễn cũng được tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế cao độ thời Lê. Quá trình hoàn chỉnh bộ máy kéo dài trong 30 năm, qua hai triều vua là Gia Long và Minh Mạng. Đến thời Minh Mạng thì bộ máy thống trị đã được tổ chức hoàn chỉnh và thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a) Nông nghiệp :
– Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
– Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
– Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
– Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
– Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
– Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
Hãy nêu các thành tựu văn hoá tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
Trong lúc đó, văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan…
Quốc sử quán được thành lập, chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách chuyên khảo như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kì của Ngô Cao Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức v.v… Nhiều tập địa chí địa phương được biên soạn.
Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX.
Trả lời:
– Sau khi thành lập, nhà Nguyễn đã cố gắng để khôi phục lại địa vị của tư tưởng Nho giáo để làm chỗ dựa cho sự thống trị, đã cố gắng xây dựng bộ máy chính quyền phong kiến theo hướng quân chủ chuyên chế cao độ. Tuy nhiên, đây là thời kì kìm hãm được sự đi xuống của chế độ phong kiến.
– Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá song hiệu quả thấp.
– Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn đã thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước, đã không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Vì vậy, trong gần nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.
Giaibaitap.me